Chỉ chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, thời điểm này chắc hẳn nhiều người đã mua hoa đào ngày Tết về để trưng bày nhà cửa. Tuy nhiên, chưa chơi hết mùng thì hoa đào đã rụng tàn khiến ai cũng hối tiếc. Biết điều này dù có qua tháng Giêng thì cây vẫn tươi thắm, xum xuê đầy bông.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa của cây hoa đào ngày tết, chơi qua tháng Giêng mà vẫn tươi thắm nhờ mẹo này
1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa đào ngày Tết
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, cây đào được hình thành cách đây khoảng 7.500 năm trước. Chúng được con người phát hiện, ghép cành và trở thành những loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp. Hoa đào ngày Tết lần đầu tiên được tìm thấy ở Ba Tư, dần dần được nhân giống và trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sau đó, cây hoa đào trở thành biểu tượng đặc trưng của ngày Tết Việt Nam.
2. Ý nghĩa văn hoá của cây hoa đào
Đã từ lâu, cây đào không chỉ là loài hoa trang trí cho không gian ngày Tết mà còn có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, điều không phải ai trong chúng ta cũng biết.
2.1. Hoa đào trong ngày Tết Cổ Truyền
Tinh hoa trong ngũ hành
Hoa đào được coi là tinh hoa của ngũ hành bởi màu sắc nhẹ nhàng, tươi thắm và trong sáng. Nó không chỉ giúp xua đuổi ma quỷ, xui xẻo mà còn góp phần mang lại niềm hy vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc.
Tượng trưng của sinh sôi nảy nở
Sự tươi mới, tinh tế, phát triển cho một năm mới đã cho chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn, con đường thuận lợi và sự nghiệp nở rộ trong tương lai.
Tượng trưng cho sự hòa thuận, gắn kết
Ngoài những ý nghĩa trên, hoa đào ngày Tết còn nhắc nhở về sự đoàn kết, thủy chung trong gia đình. Theo truyền thống lịch sử Việt Nam, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ở vườn đào đã kết nghĩa huynh đệ và thề thốt. Thông qua câu chuyện đó, hoa anh đào mang đầy giá trị và truyền tải những mong ước về một năm mới đầy gắn kết, hòa hợp.
Tượng trưng cho sự thịnh vượng
Hoa đào hồng ngày Tết được coi là màu của sự may mắn, mang lại sự ấm áp cho mọi nhà. Nó khơi dậy niềm vui, niềm tin và hy vọng trong lòng mọi người về một năm mới tốt lành, thịnh vượng, hạnh phúc, bình an.
2.2. Hoa đào trong phong thủy
Như đã nói ở trên, hoa đào ngày Tết được coi là tinh hoa ngũ hành, có tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang lại cho con người cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy áp dụng ý nghĩa đó, người ta thường trồng cây hoa đào trước cửa nhà vào những dịp đầu năm.
Không những vậy, hoa đào còn tượng trưng cho nguồn năng lượng tích cực trong phong thủy, mang đến nguồn sinh khí tốt lành giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an trong năm mới. Vì vậy, ý nghĩa của việc cắm hoa đào hay treo tranh hoa đào trong nhà sẽ giúp gia chủ tránh được những tà khí không tốt. Ngoài ra, những cánh hoa đào đỏ thắm nở rộ như biểu tượng cho sự may mắn đang đến với gia đình.
Xem thêm: Cách Làm Giỏ Quà Tết Đẹp Tinh Tế, Vừa Lịch Sự Vừa Đong Đầy Yêu Thương
3. Những loại hoa đào ngày Tết được yêu thích nhất 2024
Hoa đào là loại cây cảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình trong dịp Tết. Tuy nhiên, còn tùy vào sở thích của mỗi người mà sẽ lựa chọn các loại hoa đào khác nhau. Dưới đây là top 8 loại hoa đào ngày Tết được săn đón nhiều nhất hiện nay.
3.1. Đào phai
Loài hoa này có màu hồng nhẹ nhàng, đầy tinh tế và sang trọng nên rất được ưa chuộng trong các ngày Xuân. Vào dịp Tết, nhất là ở miền Bắc, hoa đào phai là một trong những loài hoa không thiếu trong mỗi nhà.
3.2. Đào Nhật Tân
Hoa đào Nhật Tân có cánh hoa to, dày và nhiều nụ. Khi hoa nở, màu sắc vô cùng bắt mắt, mang đến sự tươi mới cho một năm mới hạnh phúc. Dù có nhiều loài khác nhau nhưng đào Nhật Tân vẫn luôn nổi bật và được nhiều người yêu thích.
3.3. Bích đào
Giống hoa này gây ấn tượng với mọi người bởi màu hồng đậm xinh đẹp, vô cùng bắt mắt. Chính vì vẻ đẹp đó mà nó gây ấn tượng sâu sắc cho người xem ngay từ lần gặp đầu tiên. Thông thường, hoa Bích đào được chọn để trang trí bàn tiệc và trưng bày trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết.
3.4. Đào Thất Thốn
Đây là giống đào cực kỳ quý hiếm, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa thưởng thức. Thông thường, mỗi cành đảo sẽ có 7 bông hoa, mỗi cánh hoa có màu đỏ tươi và đan xen khít với nhau. Do đó, đào Thất Thốn tạo ấn tượng bởi hình dáng, kết cấu và màu sắc của từng cánh hoa.
3.5. Bạch đào
Khác với những giống đào trên, bạch đào (hay còn gọi là đào trắng) là loài hoa hiếm có với màu trắng tinh khiết, trong trẻo. Nó có một vẻ đẹp rất độc đáo bởi những cánh hoa mỏng manh, sang trọng đan xen vào nhau. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm và nhân giống bạch đào rất khó khăn khiến chúng dần trở nên hiếm.
3.6. Đào má hồng
Người ta thường gọi đào má hồng là “đào vạn tượng”. Đây là giống đào lai, được ghép rễ đào rừng Đà Lạt với mầm của hồng đào, bạch đào, bích đào, liễu đào… Thông thường, đào má hồng có khoảng 25 cánh hoa mọc thành chùm, bền lâu và có mùi thơm rất đặc trưng.
3.7. Đào cổ thụ
Cây đào cổ thụ có tuổi đời từ 40 năm tuổi trở lên, thân to và vỏ hơi xù xì. Loại đào này có tuổi đời nhiều năm, nở nhiều mùa hoa liên tiếp, người trồng hoa có thể chăm sóc trong nhiều năm. Vì thế, cây đào cổ thụ miền Bắc luôn được người dân yêu thích mỗi dịp Tết đến Xuân về.
3.8. Đào đá
Thường mọc chủ yếu ở rừng sâu, thân cây hơi xù xì, cành hoa to khỏe bởi vì được nhân giống lai với một số loài hoa khác. Tuy chỉ có 5 cánh hoa trong một bông nhưng hình ảnh to khoẻ của chúng khiến nhiều người ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên.
4. Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào ngày Tết
Nếu không biết trồng và chăm sóc đúng cách, cây đào sẽ không nở rộ kịp vào những dịp Tết. Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách trồng hoa đào ngày Tết đúng cách dưới đây.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa đặc biệt của chỉ tay hình thuyền bát nhã: Sinh ra ở kiếp này là xuất chúng
4.1. Nhân giống cây đào Tết
Có hai phương pháp nhân giống cây đào phổ biến hiện nay là gieo hạt và ghép. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn nhân giống cây đào bằng phương pháp ghép cành để rút ngắn thời gian so với phương pháp gieo hạt.
4.2. Cách chọn cành ghép đúng cách
Bạn nên chọn những cành hoa đào khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có tuổi đời ít nhất 1 năm tuổi để đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, điều này còn giúp cây đào ngày Tết sẽ đẹp và tươi tắn hơn.
4.3. Phương pháp ghép cành
Bước 1: Cắt cành hoa thành một đoạn dài 6 – 10cm, loại bỏ ngọn và chồi yếu, giữ lại khoảng 2 – 3 mắt.
Bước 2: Chọn mặt nhẵn của gốc ghép dài 3 – 4cm, dùng dao rạch xiên 45 độ hướng lên trên và chỉ cắt 1/3 lớp gỗ, để lại 2-3 lá thật trên gốc ghép.
Bước 3: Đặt mặt dài của cành ghép vào bên trong chỗ cắt này, sau đó dùng nilon phân hủy sinh học quấn chặt từ dưới lên xung quanh cành ghép theo hình tròn để cố định.
Bước 4: Cây đào sau khi nhân giống bạn nên trồng vào chậu hoặc để ngoài vườn.
5. Kỹ thuật trồng hoa đào ngày Tết đúng cách giúp cây to và chắc khỏe
Để cây ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán thì kỹ thuật trồng cũng rất quan trọng, vì điều này ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của cây.
5.1. Bón phân
Để đào nở đúng dịp Tết, bạn cần chú ý từ tháng 10 âm lịch trở đi thì không nên bón phân hay tưới nước muộn. Đặc biệt, việc tưới hoa đào ngày Tết phải tùy theo thời tiết mà chọn nước ấm hay nước lạnh, muốn đào nở sớm thì phun nước ấm còn nở muộn thì phun nước lạnh.
5.2. Tuốt lá
Thời điểm tuốt lá đào hợp lý nhất là trước Tết Nguyên Đán 2 tháng. Bạn phải cắt bỏ chúng cẩn thận để không làm mất phần gốc lá gắn liền với cành có thể khiến nụ hoa bị mất.
5.3. Đảo cây đào
Đây là cách chuyển cây đào sang chậu khác rồi đậy kín gốc. Thời điểm đào cây đối với mỗi loại đào sẽ không giống nhau như Đào Bích 1/8 (âm lịch), đào phai 20/7 (âm lịch), đào Thất Thốn 1/7 (âm lịch).
5.4. Cách kích thích hoa nở
Để đào nở đúng dịp Tết, bạn chỉ cần chú ý đến cách tưới nước hợp lý cho cây. Nếu thời tiết lạnh, tưới bằng nước ấm sẽ kích thích đào nở sớm, hoặc nếu thời tiết ấm đào có khả năng nở sớm thì bạn cần tưới chậm lại bằng cách xịt thẳng lên bông.
5.5. Ngăn chặn sâu bệnh
Không trồng đào ở nơi đất khô khan và phải thường xuyên bón phân hữu cơ. Điều này sẽ giúp cây phát triển khoẻ mạnh và toàn diện nhất. Ngoài ra, bạn nên quét vôi ở gốc cây để ngăn ngừa sâu bệnh xâm nhập khiến lá hư hỏng, thủng lỗ.
6. Hướng dẫn chăm sóc cây hoa đào ngày Tết nở đúng mùng một
Cây đào là cây ưa sáng, sống tốt ở vùng có khí hậu ấm áp hoặc hơi se se lạnh. Do đó, việc chăm sóc cây không đúng cây sẽ dẫn đến cây phát triển chậm hoặc nở rộ nhanh.
6.1. Cách kích thích hoa đào nở rộ nhanh
Tùy theo thời tiết mà hoa đào có thể nở vào thời điểm không như dự kiến. Trong trường hợp nở muộn thì bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp kích thích nở hoa như sau:
-
Cấp nhiệt cho cây: Tạo không gian ấm áp sẽ giúp hoa nở nhanh hơn bằng cách phủ nilon và thắp đèn điện để tăng nhiệt độ.
-
Cung cấp nước thường xuyên: Tưới nước cho đào ở nhiệt độ 40 – 50 độ C xung quanh gốc đào, tưới 5 – 6 lần/ngày.
-
Cung cấp thêm dưỡng chất: Dùng phân lân, kali pha loãng với nước để tưới cho đào cũng là cách giúp đào nở nhanh hơn.
6.2. Cách hãm hoa đào ngày Tết nở chậm
Trong trường hợp thời tiết thất thường, việc hoa đào có thể nở nhanh hơn dự kiến là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để hoa đào nở chậm lại đúng dịp Tết.
-
Tưới bằng nước lạnh: Khi thời tiết ấm áp, dùng nước lạnh tưới cho hoa để giảm nhiệt và làm chậm hoa nở. Nếu hoa nở quá chậm thì bạn có thể tưới nước toàn bộ tán cây hoặc tưới cả thân cây.
-
Dùng bịch nilon phủ kín bông: Che phủ kỹ cho các hoa, có thể dùng phân urê 1% pha loãng với nước để tưới cho cây.
7. Cách chăm sóc hoa đào ngày Tết giúp tươi tắn, lâu tàn hơn
>>>>>Xem thêm: Hướng nhà tuổi Ất Dậu 2005: Chọn nhà hướng này gia chủ tha hồ tấn tài tấn lộc
Để hoa đào Tết luôn tươi đẹp và lâu tàn hơn, bạn hãy áp dụng một số phương pháp sau:
-
Hoa đào cắm trong bình: Thường xuyên thay nước, đặt bình ở nơi ít gió và có nhiều ánh nắng.
-
Hoa đào trồng trong chậu: Sử dụng đất pha cát có độ ẩm và khả năng thoát nước vừa phải để giảm úng cho cây, đặc biệt nên dùng nước lạnh để tưới cây trong các ngày mùng.
8. Các bước làm hoa đào bằng giấy trang trí ngày Tết
Bạn có thể tham khảo thêm cách làm hoa đào bằng giấy để bày biện ở các vị trí khó đặt cây đào, cành đào tươi trong nhà. Làm hoa đào giấy cũng là hoạt động thú vị để gắn kết cha mẹ, con cái và dạy thêm cho trẻ về những đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Chi tiết cách làm như sau:
- Bước 1: Dùng kéo cắt dây kẽm thành 8 đoạn, mỗi đoạn dài 20-30cm và dùng khăn giấy quấn quanh sợi dây để làm cành cây.
- Bước 2: Bó các cành lại với nhau, dùng băng dính cố định phần gốc, sau đó dùng khăn giấy quấn xung quanh để che các lớp băng dính sao cho đều và đẹp.
- Bước 3: Nếu muốn thao tác dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể gấp nhiều tờ giấy lại để cắt thành hình dạng hoa đào.
- Bước 4: Sau đó bạn gấp khăn giấy theo chiều ngang và cắt như hình lưỡi cưa để tạo viền bên ngoài bông hoa.
- Bước 5: Lấy hoa đào giấy đã cắt túm lại chính giữa rồi đặt lên phần đầu giấy lưỡi cưa và nhẹ nhàng cuộn tròn lại để tạo thành hình bông hoa đào trắng.
- Bước 6: Dùng kìm cắt thêm một đoạn kẽm khác dài khoảng 10cm buộc vào phía sau bông hoa đào, nhớ chừa lại 2 đầu để gắn bông hoa vào cành cây.
- Bước 7: Vo một viên giấy tròn và tô màu vàng để tạo thành nhuỵ bông, dùng keo 502 gắn vào giữa nhụy hoa đào.
- Bước 8: Bạn tiến hành gắn hoa vào cành sao cho tất cả các dây buộc hướng về phía sau và cắm lên chạy là hoàn thành.
Sở hữu vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa vô cùng sâu sắc, hoa đào ngày Tết luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất của nhiều người. Tuy nhiên, giá cả của loại hoa này không phải là rẻ, do đó nếu không có điều kiện thì bạn cũng có thể áp dụng cách làm hoa đào giấy vừa đơn giản, tiết kiệm mà vẫn rất đẹp.
Xem thêm: Cách Làm Bánh Chưng Bằng Giấy Trang Trí Ngày Tết Giống Như Thật