Tết là lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân Việt. Ý nghĩa ngày Tết gắn liền với hoạt động về thăm nhà, sắm sửa quần áo mới, dọn dẹp sân vườn. Ngày Tết cũng là lúc những người học tập, làm việc xa quê trở về với cội nguồn, bạn bè tụ tập ôn lại những chuyện trong năm cũ và gửi lời chúc cho năm mới nhiều thuận lợi.
Bạn đang đọc: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết – lễ hội lớn nhất năm của người Việt
1. Nguồn gốc ngày Tết
Tết là tên gọi tắt của Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền. Ý nghĩa ngày tết bắt đầu xuất hiện khi văn hóa Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Trong hơn 1000 năm bắc thuộc, nước ta chịu ảnh hưởng văn hóa Trung mạnh mẽ và ngày Tết cũng được du nhập từ thời điểm đó.
Theo lịch sử Trung Quốc, ngày Tết có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Vào đời Tam Vương, nhà Hạ thích màu đen nên chọn tháng giêng tức tháng Dần để đánh dấu là ngày Tết. Nhà Thương chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu tức tháng chạp làm ngày đầu năm. Nhà Chu lại thích màu đỏ nên chọn tháng Tý tức tháng 11 làm tháng Tết.
Đến thời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày tết vào một tháng nhất định đó là tháng Dần. Thời nhà Tần lại đổi qua tháng Hợi, đến nhà Hán lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng giêng. Từ thời điểm này, không có thêm triều đại nào thay đổi ý nghĩa ngày Tết hay tháng Tết.
Về nguồn gốc các ngày Tết được giải thích có từ đời Đông Phương Sóc. Người ta cho rằng, ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm giống chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư có dê, ngày thứ năm có trâu, ngày thứ sáu có ngựa, ngày thứ bảy có loài người và ngày thứ tám mới có ngũ cốc. Do đó, Tết thường có ngày mồng 1 đến ngày mùng 7.
2. Ý nghĩa ngày Tết đối với người Việt
Trong quan niệm của người phương Đông, ý nghĩa ngày Tết là sự giao cảm giữa trời đất và con người. Ngoài ra Tết còn là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Vì vậy, mỗi khi Tết đến ai cũng mong ngóng được trở về nhà để khấn vái tổ tiên, thăm giếng nước, mảnh sân và sống lại tuổi thơ của mình.
Ý nghĩa ngày Tết là một cuộc hành hương để con người trở về với cội nguồn và nơi chôn rau cắt rốn.Tết là cơ hội để mọi người thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn một cách sâu sắc. Quan niệm này cũng dẫn đến những hoạt động quen thuộc như tảo mộ, bày mâm cỗ cúng ông bà.
Đọc thêm: Xem Ngày 4 Tết 2024 Tốt Hay Xấu?
Ý nghĩa của ngày Tết còn là tiễn đưa năm cũ, đón năm mới sức khỏe, hạnh phúc, sinh kế khá hơn. Nhân dịp này, mọi người cũng trao gửi những lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè. Do đó vào những ngày đoàn viên, cả người lớn lẫn trẻ con sẽ hạn chế cãi vả để tạo không gian hòa thuận nhất.
Một ý nghĩa ngày Tết khá thú vị nữa là rước tài lộc. Nhiều người quan niệm ý nghĩa ngày Tết là ngày Thần tài gõ cửa để ban thịnh vượng. Vì vậy, mọi người luôn mở rộng cửa nhà với mong muốn thu hút tài lộc và may mắn. Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn là ngày cầu duyên, những người độc thân sẽ đến chùa xin quẻ may mắn, mong cho năm mới gặp được ý trung nhân.
Tìm hiểu thêm: Tuổi khắc nhau là gì? Tứ hành xung không gặp họa lớn thì cũng vướng tai ương
3. Hỏi đáp chi tiết về ngày Tết 2024
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết 2024 nên có nhiều người dùng tìm kiếm ý nghĩa của ngày Tết. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất của bạn đọc về ý nghĩa của Tết Nguyên Đán mà chúng tôi thống kê được khi tìm hiểu thông tin về ý nghĩa ngày Tết 2024.
3.1. Tết 2024 là năm con gì?
Năm 2024 là năm con rồng còn gọi là năm Giáp Thìn. Rồng là biểu tượng của sự thiêng liêng và tâm linh, nên những người thuộc tuổi Rồng hoặc các bé sinh ra trong năm nay sẽ là người có năng lực cao và mạnh mẽ. Ý nghĩa ngày Tết 2024 cũng hướng đến sự thịnh vượng, mong ước an vui, mọi nhà no đủ
3.2. Tết 2024 vào ngày nào?
Ngày đầu tiên của năm 2024 sẽ là mùng 10 tháng 02 năm 2024. Do đó, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2024 dương lịch. Năm 2024 sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 1 năm 2025 (lịch dương). Tính từ hôm nay thì chưa đầy 30 ngày nữa Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra.
Đọc thêm: Mùng 1 Tết Nên Làm Gì: Những Điều Cần Biết Để Rước Tấn Tài, Tấn Tộc Vào Nhà
3.3. Tết 2024 nên mặc đồ màu gì cho may mắn?
Màu sắc chủ đạo của năm 2024 là hồng đào. Đây là tông màu hướng đến sự ấm áp và gắn kết. Tuy nhiên, tùy vào tuổi và mệnh của mỗi người mà sẽ có màu may mắn riêng. Cụ thể 12 con giáp nên mặc những bộ trang phục có các gam màu sau để ý nghĩa ngày Tết Giáp Thìn 2024 may mắn:
-
Tuổi Tý chọn màu đen, xanh da trời, xanh lá cây.
-
Tuổi Sửu chọn màu nâu, màu vàng, màu bạc.
-
Tuổi Dần chọn màu xanh lá, trắng, đỏ.
-
Tuổi Mão chọn xanh nước biển, xanh lục, màu hồng.
-
Tuổi Thìn chọn màu đỏ, tím, vàng.
-
Tuổi Tỵ chọn màu da cam, xanh lá, màu tím.
-
Tuổi Ngọ chọn màu tím, đỏ, xanh nõn chuối.
-
Tối muộn màu nâu, vàng, da cam.
-
Tủi thân chọn màu vàng kim màu xám màu nâu.
-
Tuổi Dậu chọn màu bạc, xanh dương, vàng chanh.
-
Tuổi Tuất chọn màu vàng, màu be, màu nâu.
-
Tuổi Hợi chọn màu vàng kim, màu trắng, màu xanh dương.
>>>>>Xem thêm: Ngày 5/2/2024 là ngày bao nhiêu âm? Điều cần làm để đem lại may mắn cho cả năm
Chỉ cần mặc các bộ trang phục có tông màu hợp mệnh trong ba ngày đầu năm, 12 con giáp chắc chắn sẽ bước sang năm mới một cách vui vẻ và hạnh phúc. Nếu bạn không thích phối đồ với các gam màu may mắn có thể chọn phụ kiện như giày, vòng tay, mũ, túi xách đều có tác dụng hút tài lộc.
Ý nghĩa ngày Tết vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Hiểu được ý nghĩa của Tết Nguyên Đán sẽ giúp mọi người đón năm mới vui vẻ, ấm áp, ngập tràn tiếng cười bên cạnh những người thân yêu. Chúc bạn và gia đình có một năm 2024 tài lộc, may mắn trong mọi lĩnh vực.