Ngoài việc mua vàng lấy may vào ngày thần Tài, nhiều người còn sửa soạn lễ cúng để cầu khấn tài lộc. Vậy mâm cúng thần Tài gồm những gì? Cần lưu ý những gì khi cúng thần Tài để cả năm sự nghiệp đi lên?
Bạn đang đọc: Mâm cúng thần Tài gồm những gì? Lưu ý gì để cả năm tiền vào như nước?
1. Mâm cúng thần Tài gồm những gì?
Khác với lầm tưởng của nhiều người, mâm cúng thần Tài không giống như mâm cúng gia tiên, việc chuẩn bị ít cầu kỳ hơn nhưng mang những đặc điểm riêng biệt. Bàn thờ thần Tài cũng là bàn thờ tách riêng với bàn thờ gia tiên. Vậy mâm cúng thần Tài gồm những gì?
Theo truyền thống mâm cúng thần Tài thường bao gồm các lễ vật sau:
-
Hương
-
3 chén nước
-
3 chén rượu
-
1 đĩa gạo tẻ
-
1 đĩa muối
-
Tiền, vàng mã
-
Hoa tươi
-
Mâm ngũ quả
-
Trầu cau
-
Mâm cỗ mặn (tùy theo nhu cầu của từng gia đình, không bắt buộc)
-
Bộ tam sên
Trong số những lễ vật cần chuẩn bị, bạn cần lưu ý đến bộ tam sên, bao gồm:
-
1 miếng thịt lợn (Đại diện cho động vật sống trên cạn). Thịt lợn phải có đầy đủ cả 3 phần gồm mỡ, nạc và da.
-
1 hoặc 3 con cua (có thể thay bằng tôm hoặc cá) (Đại diện cho sinh vật dưới nước).
-
1 hoặc 3 quả trứng vịt (Đại diện cho sinh vật trên trời).
Mỗi vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những quan điểm khác nhau về bộ tam sên, bạn có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp với phong tục của địa phương.
Tìm hiểu thêm: 5/12 là ngày gì? Lưu ngay giờ tốt, xấu trong ngày để vạn sự hanh thông
Mâm cúng này cũng có thể áp dụng ngay trong những ngày rằm hoặc mùng 1 hằng tháng, tuy nhiên trong những ngày thông thường khi cúng sẽ không cần có bộ tam sên. Bộ tam sên chỉ được sử dụng trong một số ngày lễ đặc biệt như ngày vía thần Tài, ngày khai trương, lễ động thổ, lễ cúng thủy thần, thổ thần…
Nhìn vào những lễ vật trên, bạn không cần quá lo lắng về việc mâm cúng thần Tài gồm những gì, có khó chuẩn bị không. Đây đều là những lễ vật vô cùng đơn giản và dễ kiếm.
Ngoài ra một số người làm kinh doanh còn chuẩn bị thêm một số miếng vàng hoặc nhẫn vàng nhỏ, để cùng với các lễ vật nêu trên và thắp hương trong ngày lễ thần Tài để lấy vía may mắn.
Xem thêm: Bài văn khấn thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm chi tiết và đầy đủ nhất.
2. Văn khấn vía Thần tài cổ truyền, chuẩn nhất Giáp Thìn 2024
Bên cạnh vấn đề chuẩn bị mâm cúng thần Tài gồm những gì, văn khấn vía thần Tài như thế nào cũng được đặc biệt quan tâm. Bên cạnh lễ vật, cúng, bạn có thể tham khảo ngay bài cúng vía Thần Tài cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hoá Thông tin để cầu cho một năm may mắn, tài lộc.
Bài văn khấn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2024
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
3. Những lưu ý khi cúng thần Tài
Chỉ biết được mâm cúng thần Tài gồm những gì thôi là chưa đủ, ngoài việc chuẩn bị lễ vật, trong quá trình cúng thần Tài, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Đặt bàn thờ thần Tài ở khu vực trang nghiêm, tốt nhất là hướng về phía cửa, tuyệt đối tránh hướng Ngũ Quỷ (hướng đông bắc và tây nam) nếu không muốn phản tác dụng.
-
Đảm bảo khu vực cứng bái luôn sạch sẽ, gọn gàng. Tốt nhất nên phủi bụi, sắp xếp lại đồ vật ở khu vực này, đặc biệt là với tượng của thần Tài và Thổ địa.
-
Đảm bảo thứ tự khi sắp xếp đồ vật, tượng thần Tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải. Bát hương đặt chính giữa, hoa quả bên trái, lọ hoa bên phải, gạo, muối và nước đặt thẳng hàng ở giữa.
>>>>>Xem thêm: Người sinh năm 1986 năm 2024 có làm nhà được không? Cần lưu ý gì?
-
Nên lựa chọn đồ cúng là đồ thật, các loại quả tươi ngon, có thể lựa chọn 1 số loại hoa quả tiêu biểu như chuối, cam, lê, quýt, phật thủ. Hoa nên chọn loại tươi, có nụ và nếu có mùi thơm thì càng tốt.
-
Không bắt buộc phải chuẩn bị mâm cúng xa hoa, lãng phí, thay vào đó nên chọn lễ vật phù hợp với điều kiện của mình, hãy nhớ rằng quan trọng nhất phải là sự thành tâm.
-
Nên cúng thần Tài vào giờ đẹp và trong buổi sáng là tốt nhất. Năm nay, 2024, bạn có thể cúng thần Tài vào 2 khung giờ từ 7 – 9 giờ (giờ Thìn) hoặc từ 11 – 13 giờ (giờ Ngọ).
-
Cần ăn mặc trang trọng, lịch sự khi cúng thần Tài, tránh nói to hay tranh cãi trong lễ cúng.
-
Không được đổ gạo và muối sau khi cúng xong, nên cất riêng vào lọ và để trong nhà, chỉ đổ gạo và muối trong lần cúng thần Tài vào năm sau.
-
Rượu và nước sau khi cúng xong cần mang đi rải xung quanh nhà. Hóa tiền vàng sau khi đã hết hương.
-
Chia lộc cho những người trong gia đình, đối với bánh kẹo thì nên giữ lại 1 nửa và 1 nửa tán lộc.
Biết được mâm cúng thần Tài gồm những gì sẽ giúp cho bạn chuẩn bị lễ cúng chu đáo, giúp cả năm hanh thông, buôn may bán đắt. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết về phong thủy của chúng tôi để cả năm làm ăn thuận lợi.