Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

Tuỳ vào vùng miền sẽ có cách cúng ông Công ông Táo khác nhau, dưới đây là gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản.

Bạn đang đọc: Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

Những lễ vật dâng lên ông Công ông Táo sẽ có sự khác nhau tuỳ thuộc vào văn hoá của mỗi vùng miền. Hãy cùng xem gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản dưới đây.

Nguồn gốc về lễ cúng Táo Quân

Sự tích về Táo quân hay còn gọi là sự tích ông Công ông Táo là một câu truyện cổ cảm động về tình nghĩa vợ chồng. Sự tích ông Công ông Táo bắt nguồn từ 3 vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc thời xưa và được dân gian Việt Nam truyền thành câu chuyện về “hai ông một bà” – là câu chuyện về vị thần Nhà, thần Đất, và vị thần Bếp núc. Và người dân gọi ngắn lại là Táo quân hoặc là ông Táo.

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp tức ngày 23/12 là ngày ông Công ông Táo về chầu trời và báo cáo những việc làm tốt và chưa tốt của người dân dưới dương gian với Ngọc Hoàng. Để Ngọc Hoàng định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho người dân dưới hạ giới.

Ý nghĩa của tục lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt thì ba vị Thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Theo đó, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người thân trong gia đình.

Với mong muốn Thần Bếp sẽ phù hộ cho gia đình được may mắn nên cứ hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp người dân Việt Nam sẽ làm lễ đưa tiễn Táo quân lên chầu trời một cách thành kính và trang trọng.

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam gồm những gì?

Tuỳ từng vùng miền và điều kiện của từng gia đình mà người miền Nam sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo khác nhau.

Dưới đây là câu trả lời cho băn khoăn gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam gồm những gì nhé:

Lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo

Lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam thường có những thứ sau:

  • Hoa tươi
  • Một đĩa kẹo lạc (đậu phộng) hoặc kẹo mè đen (kẹo thèo lèo)
  • Một chiếc đèn cày
  • Nhang thắp
  • Nước lọc và một bọ “cò bay, ngựa chạy”
  • Mâm cơm cúng ông Công ông Táo
  • Mâm cơm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam sẽ gồm các món chủ đạo sau đây:
  • Một đĩa thịt lợn luộc
  • Một đĩa rau xào
  • Một đĩa củ kiệu muối
  • Một đĩa xôi gấc
  • Một bát canh giò heo
  • Một bát canh mọc

Ngoài ra còn có một đĩa trái cây tươi, một ấm trà, rượu và cau trầu.

Ngoài ra trong mâm cúng ông Công ông Táo của một số gia đình miền Nam thường có thêm một đĩa chè xôi. Hoặc một số gia đình cúng đơn giản sẽ chỉ chuẩn bị một mâm trái cây, cùng với đĩa đậu phộng hoặc kẹo vừng đen.

Cũng có một số gia đình sẽ chuẩn bị các món chay để cúng ông Công ông Táo.

Người miền Nam cũng sẽ thường tổ chức cúng ông Công ông Táo vào buổi tối từ 20-23h ngày 23 tháng Chạp.

Người dân miền Nam quan niệm rằng đây là thời gian cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa ăn, sẽ không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì có thể thảnh thơi tiễn đưa ông Công ông Táo lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Và đến tối ngày 7/1 âm lịch hàng năm, sau khi các Táo đã báo cáo với Ngọc Hoàng xong sẽ trở về dương gian. Lúc này các gia đình cũng có thể chuẩn bị một lễ cúng đơn giản để đón các vị thần về tiếp tục công việc.

Dưới đây là một số hình ảnh gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản của các bà nội trợ đảm đang để bạn tham khảo:

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản có chả Phượng

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản đầy đủ

Tìm hiểu thêm: Quẻ số 7 là quẻ gì? Tuân thủ kỷ luật, ứng xử thận trọng để thành công

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản
Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản có xôi gấc
Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản

>>>>>Xem thêm: Chỉ số nợ nghiệp 19: Bài học về sự dũng cảm thừa nhận lỗi sai trong quá khứ

Mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam thường có thêm một đĩa hành muối

So sánh mâm cúng ông Công ông Táo 3 miền

Theo nét văn hoá vùng miền mà mỗi miền sẽ có mâm cơm cúng ông Công ông Táo khác nhau, cụ thể như:

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc sẽ có các món phổ biến như: Gà, xôi, giò, canh măng, nem rán,rau xào… Một số nơi sẽ có thể thêm đĩa xôi chè, xôi vò.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung ở một số nơi như Huế, Hội An sẽ có tục cúng tượng đất Táo Quân và dựng cây nêu. Trong mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Trung sẽ thường có thêm đĩa cá ngừ hoặc cá thu.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Nam như chúng tôi đã nêu trên sẽ có các món mặn như gà luộc, thịt luộc, củ kiệu muối, giò… và thường có thêm đĩa kẹo mè đen hoặc đậu phộng.

Nhưng dù cho mâm cơm cúng ông Công ông Táo của các vùng có khác nhau như thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ bày tỏ với các vị thần coi giữ nhà cửa, bếp núc.

Trên đây là gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Nam đơn giản. Hy vọng năm cũ sắp qua đi, mọi điều không may mắn của năm cũ cũng sẽ qua đi và đón chào một năm mới với những điều may mắn, hanh thông.

Xem thêm: Gợi Ý Mâm Cúng Ông Công Ông Táo Đặc Trưng Miền Trung Đầy Đủ Và Đẹp Mắt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *