Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

Cúng đất đai vào ngày nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có ý định xây dựng nhà cửa. Hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc cúng Thổ địa không chỉ giúp bạn chọn được ngày lành giúp ban tài, tiếp lộc mà còn tránh được những ngày kỵ khiến nhiều điều không may có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

1. Cúng đất đai là gì?

Cúng đất đai là một phong tục đã có từ lâu của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Theo tín ngưỡng, mỗi một mảnh đất đều có một vị thần cai trị, gọi là Thổ công. Do đó, trước khi muốn thực hiện bất cứ điều gì có đụng chạm đến đất đai, chủ nhà đều cần làm lễ để cúng Thổ công, Thổ địa,… để công việc diễn ra thuận lợi hơn.

Ngoài ra, người Việt Nam còn cúng Thổ địa vào những ngày mùng 1, rằm 15 hàng tháng cũng như các ngày lễ tết khác nhằm xin phép Thổ địa cho phép tổ tiên quay về hưởng hương hoa, tụ họp cùng con cháu.

Lễ cúng đất đai vào đầu năm và cuối năm cũng được tổ chức đều đặn. Mục đích của việc làm này là để báo cáo những công việc mà gia đình đã làm được trong một năm qua và những điều chưa làm được. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia chủ cảm ơn sự phù hộ của Thổ công, Thổ địa và cầu mong Thổ công tiếp tục bảo hộ đất đai, gia đình luôn bình an.

Hiểu được ý nghĩa của nghi lễ này nên nhiều người mới quan tâm cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất, để có nhiều tài lộc và mọi sự diễn ra suôn sẻ.

Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

Trước khi thực hiện một công việc gì liên quan tới đất đai cần phải cúng Thổ địa trước

2. Cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất?

Cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất còn phụ thuộc vào mỗi tháng và cách lựa chọn của mỗi người. Thông thường, mọi người thường cúng đất đai vào những ngày đặc biệt.

Nếu cúng đầu năm thì thường chọn ngày lành trong tháng Giêng, khoảng từ mùng 3 tới 15 (âm lịch). Nếu cúng cuối năm thì ngày cúng thường được chọn trùng với ngày đưa ông Táo về trời tức là 23 tháng Chạp (âm lịch).

Ngoài ra, việc cúng Thổ công cũng thường được thực hiện trong các ngày Sóc và ngày Vọng (mùng 1 và 15 hàng tháng) để xin phép Thổ công rồi mới cúng bái mời Tổ tiên quay về tại gia tụ họp cùng con cháu.

Đặc biệt, trong những trường hợp trọng đại hơn như cúng đất đai trước khi xây dựng nhà cửa thì cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất sẽ cần được tham khảo ý kiến của chuyên gia về phong thủy để chọn ngày lành cúng động thổ phù hợp với tuổi tác và sao vận của gia chủ.

3. Ý nghĩa của cúng đất đai

Cúng đất đai đã trở thành một văn hóa không thể tách rời và có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Họ tin rằng việc cúng động thổ quan trọng bởi những lý do sau:

  • Mảnh đất là do Thổ công trông coi và bảo vệ. Do đó, bất kỳ công việc nào làm tác động hay thay đổi đất hiện có đều cần thông báo với Thổ công.

  • Việc động thổ hay xây nhà là công việc mang tính trọng đại, nó gắn liền với vận số và căn cơ cả đời của gia chủ. Do đó, việc cúng đất đai trước khi động thổ có ý nghĩa xin phép các vị thần được phép xây dựng, động chạm tới miếng đất.

  • Cúng động đất nhằm cầu may mắn và phù hộ của các vị thần để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, không có sự cố đáng tiếc nào.

  • Bên cạnh đó, cúng đất đai cũng là để xin phép các vong hồn đang ở trên mảnh đất đồng ý và vui vẻ để gia chủ thi công xây dựng.

​Bởi vì cúng Thổ địa có ý nghĩa quan trọng như vậy, nên việc lựa chọn xem cúng đất đai vào ngày nào cần được diễn ra một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

4. Cách cúng tạ đất chuẩn nhất

Để cúng tạ đất chuẩn nhất, bạn không chỉ quan tâm cúng đất đai vào ngày nào, mà phải lưu ý đến những bước sau:

4.1. Chọn ngày đẹp cúng tạ đất

Việc lựa chọn xem cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất không chỉ dựa vào ngày hoàng đạo đẹp, thời tiết tốt mà điều quan trọng hơn đó là phải phù hợp với vận số của gia chủ. Do đó, để chắc chắn không có gì sai sót, bạn nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm về phong thủy hay xem ngày hợp tuổi.

4.2. Chuẩn bị và sắm sửa lễ vật

Một địa phương sẽ có những quy định và thói quen sắm sửa lễ vật tạ đất khác nhau, song những lễ vật cơ bản, cần có mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ lễ đất đai nào là hoa quả, trầu cau, vàng mã, hương, nến, xôi, rượu, thuốc lá,…

Trong đó, nghi thức cúng tạ đất gồm 1 bàn thờ có 3 lư hương, lần lượt là Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.

Cách sắp xếp lễ vật:

  • Lễ chay: Các đồ vật cần chuẩn bị cho phần lễ chay cụ thể gồm nhang, nến (hoặc đèn), 2 lọ hoa tươi, 1 đĩa trầu cau (3 lá trầu, 3 quả cau), 2 đĩa trái cây và 2 phần xôi trắng. Trong đó hoa tươi, trái cây và xôi sẽ được đặt tương ứng với hai bên , cau trầu để vào chính giữa.

  • Cơm mặn: Lễ mặn gồm có 1 con gà luộc nguyên con, 1 chai rượu trắng, 3 ly nhỏ đựng nước hoặc rượu, 10 lon bia, 6 lon nước ngọt, 1 gói trà, 1 bao thuốc lá và một ít bánh kẹo.

  • Vàng mã: Phần này không bắt buộc, nhưng tối thiểu phải có tiền vàng mã. Bên cạnh đó, nếu điều kiện cho phép, gia đình cũng có thể sắm sửa thêm một số lễ vật khác như 6 con ngựa giấy các màu, 5 bộ mũ áo giấy kèm theo ngựa có đặt tiền vàng bên trên và một con ngựa đỏ to hơn kèm theo mũ áo.

Ngoài ra, dựa theo cúng đất đai vào ngày nào và dịp nào, bạn sẽ có thêm phần lễ theo yêu cầu của thầy cúng.

Xem thêm: Cách Sắm Lễ Cúng Ngoài Mộ Chuẩn Sao Cho Các Cụ Phù Hộ Độ Trì, Cả Năm May Mắn

4.3. Đọc văn khấn cúng tạ đất

Dưới đây là một bài văn khấn đất đai mẫu được nhiều người lưu truyền:

Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng tạ đất

4.4. Thụ lộc

Sau khi lễ thành, bạn nên một lần nữa bái lạy để cảm ơn sự che chở của Thổ địa và tổ tiên. Sau đó, có thể hạ những phần lễ đã chuẩn bị có thể sử dụng được để con cháu trong nhà có thể thụ lộc sau đã được tổ tiên, ông bà ban phước.

5. Cúng tạ ơn thổ địa kỵ ngày nào?

Theo phong thủy, cúng đất đai vào ngày nào kỵ nhất? Những ngày đại kỵ là những ngày không nên làm xây nhà, cất nóc, khai trương bởi dễ gặp xui xẻo, hung thần. Dưới đây là những ngày bạn tuyệt đối không nên cúng tạ Thổ địa.

  • Ngày Dương công kỵ: Mỗi tháng đều có 1 đến 2 ngày Dương công kỵ. Đó là các ngày: 13 tháng 1, 12 tháng 2, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, 8 và 9 tháng 7, 27 tháng 8, 25 tháng 9, 23 tháng 10, 21 tháng 11 và 19 tháng 12.

  • Ngày Sát chủ: Ngày Sát chủ là ngày có thể đem lại những điều không tốt, thậm chí là họa sát thân cho gia chủ nếu làm những việc lớn như động thổ, khai trương, cưới xin vào ngày đó.

Trong đó, ngày Sát chủ đối với các công việc để phục vụ người dương như xây nhà, động thổ, mua xe, cần tránh các ngày sau theo lịch âm: Ngày Tý tháng 1, ngày Sửu tháng 2, 3, 7, 9, ngày Tuất tháng 4, ngày Mùi tháng 11, ngày Thìn tháng 6, 10, 11, 12, 5, 8.

Ngày Sát chủ kiêng kị không nên làm những việc liên quan đến tâm linh như an táng, xây mộ,… gồm có: ngày Tỵ tháng 1, ngày Tý tháng 2, ngày Mùi tháng 3, ngày Mão tháng 4, ngày Thân tháng 5, ngày Tuất tháng 6, ngày Hợi tháng 7, ngày Sửu tháng 8, ngày Ngọ tháng 9, ngày Dậu tháng 10, ngày Dần tháng 11 và ngày Thìn tháng 12.

  • Ngày Thọ tử: Trong ngày Thọ tử cần đặc biệt nên tránh các công việc liên quan đến tuổi tác như mừng thọ hay thượng thọ. Vì những ngày này thường có thể làm giảm tuổi thọ của gia chủ và mang lại những điều xui xẻo.

Ngày Thọ tử tính theo âm lịch là các ngày: ngày Bính Tuất tháng 1, ngày Nhâm Thìn tháng 2, ngày Tân Hợi tháng 3, ngày Đinh Tỵ tháng 4, ngày Mậu Tý tháng 5, ngày Bính Ngọ tháng 6, ngày Ất Sửu tháng 7, ngày Quý Mùi tháng 8, ngày Giáp Dần tháng 9, ngày Mậu Thân tháng 10, ngày Tân Mão tháng 11 và ngày Tân Dậu tháng 12.

  • Ngày Tam Nương: Vào ngày Tam nương, tức là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch được cho là rất xấu, làm việc gì cũng không tốt. Do đó, gia chủ nên tránh chọn những ngày này làm ngày tạ đất.

  • Ngày Nguyệt Kỵ: Những công việc từ đi chơi đến các công việc trọng đại đều không nên chọn vào ngày Nguyệt Kỵ, tức là các ngày 5, 14, 23 của mỗi tháng.

  • Ngày Kim thần thất sát: Vào những ngày này, làm ăn hay cưới gả đều dễ lụi bại, thất thoát. Đó là các ngày:

    • Ngày Ngọ, Mùi, Thân, Dậu năm Giáp – Kỷ

    • Ngày Thìn, Tỵ năm Ất – Canh

    • Ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi năm Bính – Tân

    • Ngày Dần, Mão, Tuất, Hợi năm Đinh – Nhâm

    • Ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu năm Mậu – Quý

  • Ngày Trùng Phục: Vào Ngày Trùng phục, các công việc xảy ra, nếu có, đều cần thực hiện lại nhiều lần. Điều này rõ ràng là không tốt với hầu hết công việc bởi dây dưa, không giải quyết được triệt để vấn đề.

Ngày Trùng Phục gồm có: Ngày Canh tháng 1, ngày Tân tháng 2, ngày Kỷ tháng 3, ngày Nhâm tháng 4, ngày Quý tháng 5, ngày Mậu tháng 6, ngày Giáp tháng 7, ngày Ất tháng 8, ngày Kỷ tháng 9, ngày Nhâm tháng 10, ngày Quý tháng 11, ngày Kỷ tháng 12.

Tìm hiểu thêm: Cung Kim Ngưu hợp với cung nào? Tìm hiều cung hợp xoay chuyển cuộc đời

Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc
Nên kiêng cúng đất đai vào ngày kỵ để tránh gặp xủi xẻo và tai họa

6. Cúng thổ thần theo đạo Phật

Đối với các gia đình theo đạo Phật, các chi tiết của buổi lễ cúng đất đai sẽ được lược bỏ phần nhiều để giảm bớt sự cồng kềnh, hạn chế quá linh đình. Lễ vật cúng cũng chủ yếu sử dụng hoa tươi và quả, bánh cùng đồ ăn chay để người thực hiện không chạm vào nghiệp sát sinh.

Ngoài ra, thay vì đọc bài văn khấn tạ đất như hầu hết các gia đình khác thì những người theo đạo Phật sẽ tụng kinh Địa tạng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tác phong nghiêm chỉnh và quần áo chỉnh tề khi tham dự buổi lễ. Bởi lẽ, trong lúc thực hiện nghi lễ, rất có thể các vị thần sẽ ghé qua để để dự buổi lễ.

7. Cúng đất đai cần lưu ý những gì?

Cúng dường là một nghi thức mang giá trị tâm linh cao. Không những phải biết cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất, bạn cũng cần biết những lưu ý khi làm nghi thức này. Bạn cần thực hiện nó với thái độ nghiêm túc và thành kính.

Bạn có thể làm lễ cúng tại nhà hoặc tại chùa, lễ vật có thể vừa đủ hoặc phong phú. Những điều đó có thể không thực sự quan trọng và ảnh hưởng tới buổi lễ, điều thực sự quan trọng là bạn phải nghiêm túc và tin tưởng vào hành động mình đang làm.

Biết được lễ cúng đất đai vào ngày nào tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đồ cúng phải sạch sẽ, tươi mới. Tuyệt đối không sử dụng những đồ vật mang tính tượng trưng như quả xanh, đồ bằng nhựa,…

  • Sắp xếp đồ cúng ngăn nắp, gọn gàng

  • Trang phục mặc trong buổi lễ cần chỉnh chu, tươm tất và sạch sẽ

  • Đọc qua vài lần văn khấn trước khi vào lễ để tránh bị vấp từ

  • Rải muối, gạo, nước sau khi hoàn thành lễ

  • Không để trẻ em chạy nhảy, đùa nghịch xung quanh khi tiến hành buổi lễ

Cúng đất đai vào ngày nào? Tuyệt đối tránh ngày này nếu không muốn mất lộc

>>>>>Xem thêm: Mệnh phụ phu nhân là gì? Nét tướng vượng phu, nhiều phúc lộc, may mắn

Bên cạnh việc lựa chọn cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất cần thực hiện một cách trang nghiêm

8. Các câu hỏi thường gặp

  • Cúng tạ đất ở trong nhà hay ngoài trời?

Điều quan trọng trong việc thờ cúng chính là sự thành tâm. Chính vì vậy, cho dù cúng trong nhà hay ngoài trời đều không có ảnh hưởng gì đến kết quả của buổi lễ cúng đất đai. Tuy nhiên, thông thường, mọi người hay thực hiện ngoài trời, nơi chứa đựng tinh hoa của trời đất và có tầm nhìn rộng rãi. Nhưng nếu nhà bạn không có sân vườn, thì việc làm lễ trong nhà cũng không có vấn đề gì.

  • Cúng tạ đất có cần sớ cúng không?

Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sự, sớ cúng có thể có hoặc không, không bắt buộc.

  • Mâm cơm cúng tạ đất làm chay có được không?

Những gia đình theo đạo Phật sẽ không sát sinh và ăn thịt động vật, đặc biệt là trong những dịp đặc biệt, tất cả những đồ ăn được chuẩn bị và bày biện trên mâm cỗ của người theo đạo Phật đều là hoa quả và đồ ăn chay.

Xem thêm: Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Đúng Phong Tục Giúp Gia Chủ Cầu Được Ước Thấy

9. Động long mạch có cần cúng đất đai không?

Theo phong thủy, long mạch là một điểm trong lòng đất hội tụ đầy đủ sự mạnh mẽ và mềm mại. Nơi có long mạch tương truyền là bảo địa, thường đem đến tài lộc và may mắn. Người sống trên long mạch thường giàu có và tài năng, hình thành nên những thế hệ anh tài, tuấn kiệt.

Long mạch là một khái niệm để chỉ mạch vượng, do đó long mạch rất mỏng manh lại dễ đứt. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về địa hình tự nhiên cũng có thể phá vỡ cục diện.

Khi bị động long mạch, gia chủ cần thực hiện nghi lễ cúng đất đai, cụ thể là hàn long mạch để giải nguy nan và cầu mong gia tiên, thần linh sẽ tiếp tục phù hộ để mọi chuyện được suôn sẻ. Lễ cúng này cũng cần xem xét nên cúng đất đai vào ngày nào đẹp nhất để được các vị thần che chở.

Cúng đất đai vào ngày nào để thuận lợi cho công việc là điều được hầu hết gia đình quan tâm hàng năm. Khi chọn ngày làm lễ, bạn nên chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của chủ nhà và tránh các ngày đại kỵ. Khi lễ diễn ra, bạn nên có thái độ thành tâm và kính trọng, bởi chỉ có thành kính thì xác suất thành công của buổi lễ mới cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *