Cây bồ công anh có mấy loại, công dụng và cách sử dụng như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Bởi không chỉ là hình ảnh đẹp gắn liền với tuổi thơ, bồ công anh còn vừa là vị thuốc, vừa là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người.
Bạn đang đọc: Cây bồ công anh có mấy loại? Khám phá ngay loại dược liệu quý trong y học cổ truyền
1. Đặc điểm chung của bồ công anh
Trước khi tìm hiểu cây bồ công anh có mấy loại, bạn nên nắm rõ đặc điểm của loại cây này để tránh nhầm lẫn.
Bồ công anh là cây thân thảo, nhỏ nhắn, có tuổi thọ từ 1-2 năm. Cây mọc thẳng, thân nhẵn, lá mọc từ rễ, không có cuống lá. Hoa của cây này có nhiều màu tùy vào loại giống. Chẳng hạn bồ công anh Trung Quốc có màu tím hoặc trắng, còn bồ công anh Việt Nam có màu vàng.
Cây mọc ở những nơi ẩm thấp như ven sông, ven đường hay bờ ruộng. Việt Nam là một trong những nơi mà bồ công anh phát triển tốt. Bồ công anh có vị ngọt, tính bình và không độc. Vì thế, loại cây này cũng dần được nghiên cứu và trở thành một loại dược liệu quý dùng trong y học cổ truyền.
Ngoài ra, người ta còn dùng bồ công anh làm món salad giàu dinh dưỡng với nhiều protein, magie, kali, mangan, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6, C, E, K).
2. Cây bồ công anh có mấy loại?
Theo nghiên cứu, hiện nay bồ công anh có 2 loại chính và cách phân biệt như sau:
2.1. Bồ công anh Việt Nam
Cây sẽ cao từ 0.5 – 2m, tuổi thọ từ 1-2 năm và có đốm tía ở thân. Lá cây mọc xen kẽ, có răng cưa, ấn vào thân và lá thì có dịch tiết ra. Hoa mọc thành từng chùm và nằm ở đỉnh hoặc kẽ lá. Chúng phân thành từng nhánh. Mỗi chùm hoa có 8-10 hoa màu vàng ở mỗi đầu.
Mùa hoa của cây bồ công anh Việt Nam rơi vào khoảng tháng 6-7 mỗi năm và kết thúc vào tháng 9. Sau đó, hoa sẽ ra quả đen và lông trắng nhạt.
2.2. Bồ công anh Trung Quốc (còn gọi là cây chỉ thiên)
Loại cây này còn có tên là cây thổi lửa, cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo, xuy hỏa căn, thiên giới thái… Trong Đông y sẽ gọi là cây thiền hồ nam. Bồ công anh Trung Quốc mọc nhiều ở miền nam nước ta với 3 màu: Vàng, tím và trắng.
Chúng có đặc điểm là thân lùn (chỉ từ 40-60cm), phiến lá đơn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn ở dưới.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng: Loại cây bồ công anh lùn có công dụng chữa bệnh với phần dược tính nằm ở lá, rễ và thân. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm món ăn hàng ngày. Vậy câu hỏi cây bồ công anh có mấy loại cũng đã có câu trả lời rõ ràng. Có hai loại bồ công anh: Việt Nam và Trung Quốc.
3. Điểm danh những tác dụng chính của cây bồ công anh
Sau khi đã biết được cây bồ công anh có mấy loại, ngay sau đây hãy cùng job3s tìm hiểu thêm về công dụng của loại cây này để xem trường hợp sức khoẻ của mình có sử dụng được hay không.
3.1. Loại bỏ độc tố trong cơ thể
Những người bị viêm tuyến vú, đường tiết niệu, sưng nhọt, đau dạ dày… thường dùng lá bồ công anh để điều trị. Bởi lẽ, trong bộ phận này có nhiều vitamin A, canxi, sắt giúp tiêu sưng, thanh nhiệt, giải độc,…
Ngoài ra, đối với những người có khối u thì phần rễ của cây sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của chúng. Do đó, bồ công anh thường có mặt trong các bài thuốc nam hay thuốc tây để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư.
3.2. Cải thiện tình trạng tắc tia sữa
Tình trạng “sữa không về” sau khi sinh của các sản phụ sẽ được cải thiện khi uống bồ công anh. Bài thuốc này được người xưa lưu truyền cho đến nay với những hiệu quả nhất định. Cách thực hiện bài thuốc này gồm 3 bước:
-
Rửa sạch 20 – 40g lá bồ công anh tươi và để ráo.
-
Giã nát chúng và cho một chút muối rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.
-
Phần bã lá sau khi vắt có thể dùng đắp lên vùng ngực đang bị sưng đau.
Mỗi ngày thực hiện 2 lần bạn sẽ thấy phần ngực được giảm đau và tuyến sữa thông tắc hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Sinh ngày 25/4 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp của người sinh ngày 25/4
3.3. Giúp chắc khỏe xương
Theo nghiên cứu, bồ công anh chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi. Vì thế, việc ăn hay uống bồ công anh sẽ giúp cho các tế bào trong xương được củng cố vững chắc. Nhờ đó, tình trạng loãng xương của người trung niên cũng được cải thiện rõ rệt.
3.4. Giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa
Tác dụng này là do rễ của bồ công anh chứa nhiều hoạt chất prebiotic inulin. Chất này giúp làm giảm táo bón và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn. Vì thế, những chứng bệnh về đường ruột và tiêu hóa sẽ được cải thiện tốt.
3.5. Nâng cao hệ miễn dịch
Cây bồ công anh có mấy loại và có tác dụng gì với cơ thể? Như đã đề cập trên, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của bồ công anh nên sức đề kháng của cơ thể sẽ được gia tăng đáng kể, giúp ngăn ngừa virus tấn công. Công dụng này có ở cả 2 loại bồ công anh.
3.6. Làm đẹp da
Do trong cây bồ công anh chứa đựng nhiều hoạt chất chống oxy hóa hiệu quả nên chúng được dùng để phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm.
4. Những bài thuốc phổ biến từ bồ công anh
Cây bồ công anh có mấy loại, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Bồ công anh thường có mặt trong các bài thuốc Đông y, điển hình như:
4.1. Bài thuốc chữa quai bị
-
Nguyên liệu: 30g bồ công anh, lòng trắng trứng gà và đường phèn.
-
Cách thực hiện: Rửa sạch bồ công anh rồi xay nhuyễn hoặc giã nát. Sau đó, trộn chúng với lòng trắng trứng gà và đường phèn.
Tiếp đến, bạn sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng bị quai bị. Nên kiên trì đắp mỗi ngày 1 lần trong 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
4.2. Bài thuốc chữa viêm bàng quang
-
Nguyên liệu: Bồ công anh, quất bì và sa nhân.
-
Cách thực hiện: Phơi khô các nguyên liệu trên để xay thành bột mịn.
Khi sử dụng, cho 2g hỗn hợp bột trên pha với nước, khuấy đều và uống 3 lần một ngày. Kiên trì uống hàng ngày trong 7 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm, rối loạn bàng quang sẽ thuyên giảm dần.
4.3. Bài thuốc chữa rắn độc cắn
-
Nguyên liệu: Sử dụng lá bồ công anh tươi.
-
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bồ công anh, sau đó giã nát rồi thêm vào chút muối. Đắp chúng lên vùng da bị rắn cắn rồi dùng vải mịn buộc chặt.
Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, kiên trì trong 7 ngày thì các chất độc được đào thải hoàn toàn.
5. Cách nấu nước bồ công anh khô uống hằng ngày
Hiểu được cây bồ công anh có mấy loại, bạn có thể tìm hiểu thêm về những cách sử dụng loại cây này. Ngoài việc dùng làm thuốc thì bồ công anh có thể làm thức uống mỗi ngày tốt cho sức khỏe theo 3 cách sau:
-
Cách 1 – Trà bồ công anh: Sử dụng lá/rễ bồ công anh khô, rửa sạch rồi cho vào nồi nước. Hãm trong 30 phút bạn sẽ có trà bồ công anh để uống thay nước lọc hàng ngày.
-
Cách 2 – Nước bồ công anh và mật ong: Bạn cho 4-5 bông hoa bồ công anh khô vào ly nước rồi cho nước sôi hãm như trà trong 20 phút. Khi uống, nên thêm mật ong tùy liều lượng ngọt/nhạt theo sở thích. Vị thanh ngọt của món trà này giúp bạn giải nhiệt và phòng ngừa một số bệnh.
-
Cách 3 – Trà bồ công anh với gừng: Cho tất cả các nguyên liệu dưới đây vào nồi đun sôi: 30g rễ bồ công anh khô, 5 lát gừng tươi, 1 hạt thảo quả và khoảng 500ml nước lọc trong thời gian từ 10-15 phút. Sau đó, chắt nước bỏ bã rồi cho thêm chút mật ong hoặc đường vào nước để thưởng thức.
6. Một số câu hỏi khác về bồ công anh
Sau khi biết cây bồ công anh có mấy loại, nếu vẫn còn thắc mắc về loại cây này, bạn có thể tham khảo những nội dung sau:
6.1. Có nên dùng nhiều bồ công anh mỗi ngày không?
Khi tìm hiểu về cây bồ công anh có mấy loại cùng công dụng và cách dùng, bạn thấy rằng đây là loại dược liệu lành tính, sử dụng dễ dàng và đa công năng.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng hay sử dụng không đúng cách, bạn sẽ có khả năng gặp một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Da bị dị ứng, viêm da, sỏi mật, viêm túi mật,…
6.2. Những ai không nên dùng cây bồ công anh?
-
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa còn kém.
-
Phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
-
Người mẫn cảm với các thành phần của bồ công anh.
-
Người bị tiểu đường, mất cân bằng điện giải, huyết áp cao, suy tim hoặc sung huyết.
-
Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc ống mật, tắc ruột và mắc các bệnh về hệ tiêu hóa,…
6.3. Liều lượng dùng bồ công anh hợp lý
Theo nghiên cứu, trong bồ công anh có chứa một lượng kali đáng kể. Vì thế, khi dùng chung với một số loại thuốc lợi tiểu khác sẽ khiến tăng nồng độ kali và gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Dù cây bồ công anh có mấy loại và sử dụng loại nào thì cũng cần đúng liều lượng và không được lạm dụng.
Liều lượng tốt nhất để dùng mỗi ngày là từ 12 đến 40g để tránh những tác dụng phụ trên. Trong quá trình sử dụng, nếu bạn có dấu hiệu bất thường thì nên dừng lại ngay.
6.4. Cây bồ công anh ăn được không?
Ngoài dùng làm trà, thuốc thì bồ công anh còn là một loại thực phẩm. Nhiều người thường dùng lá bồ công anh tươi để xào cùng với thịt bò, xào tỏi hay đơn giản là luộc lên rồi thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt.
>>>>>Xem thêm: Chọn hướng đặt bàn thờ tuổi Mậu Thìn: Tránh xa sai lầm khiến phước đức cạn kiệt
Như vậy, bạn đã biết cây bồ công anh có mấy loại và cách phân biệt chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một loại cây thuốc quý trong Đông y để có thể ứng dụng trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Xem thêm: Cây Chuông Vàng Là Cây Gì? Ý Nghĩa Phong Thuỷ Của Cây Chuông Vàng Không Phải Ai Cũng Biết