Xin chữ Tết thư pháp ngày đầu năm mới là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam. Người ta quan niệm rằng, phong tục này mang lại nhiều ý nghĩa, thể hiện sự may mắn, sung túc, bình an cho cả một năm. Tuy nhiên, mỗi chữ thư pháp Tết lại mang một ý nghĩa riêng biệt, phù hợp với mong muốn của từng người.
Bạn đang đọc: Bật mí 10+ chữ Tết thư pháp 2024 nhất định phải có nếu muốn cả năm may mắn
1. Chữ Tết thư pháp là gì? Ý nghĩa của chữ Tết thư pháp
Từ bao đời nay, tập tục xin chữ thư pháp đầu năm đã in sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Nhưng có lẽ, một số người vẫn chưa hiểu thực sự chữ Tết thư pháp nghĩa là gì? Hiểu một cách đơn giản, chữ Tết thư pháp (hay chữ cao) là một loại chữ viết đặc biệt mang tính nghệ thuật được ưa chuộng trong mỗi dịp Tết cổ truyền.
Điểm độc đáo của vẽ chữ Tết nằm ở sự uyển chuyển, tinh tế trong từng nét chữ. Cụ thể, chữ Tết thư pháp mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc về truyền thống của con người Việt Nam đó là “tôn sư trọng đạo”.
Bên cạnh ý nghĩa thể hiện lòng biết, tôn kính với bề trên chữ thư pháp còn mang ý nghĩa của sự chúc phúc, hy vọng tốt lành đến với mọi người. Mỗi nét chữ lại thể hiện tâm tư, cốt cách và mong ước của người viết muốn truyền tải.
Xem thêm: Nải Chuối Trong Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Tượng Trưng Cho Điều Gì? May Mắn, Giàu Có Cả Năm
2. Các dụng cụ cần thiết để viết chữ Tết thư pháp
Dụng cụ dùng trong vẽ chữ Tết thư pháp rất đa dạng và phong phú. Nổi bật trong đó phải kể đến bộ “văn phòng tứ bảo” bởi đây là vật dụng không thể thiếu của các bậc thầy viết chữ thư pháp. Bộ “văn phòng tứ bảo” gồm:
-
Bút lông: Tuỳ theo thói quen dùng bút và font chữ khác nhau mà người viết có thể sử dụng loại bút phù hợp riêng. Thực tế, bút lông gồm 3 cỡ: tiểu, trung, đại tương ứng với các cỡ chữ khác nhau. Loại bút lông được nhiều người sử dụng và ưu tiên khi viết thư pháp phải kể đến bút lông như ý kiêm hào thượng thư.
-
Nghiên mực: Nghiên mực dùng để vẽ chữ thư pháp rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Mực viết thư pháp thường được lựa chọn dựa trên các yếu tố như: độ mịn, màu sắc, và độ bền. Thông thường, người viết thư pháp thường sử dụng mực đen hoặc mực xanh lá cây để nét chữ được rõ nét và đẹp mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại mực khác như mực đỏ, mực vàng hoặc mực bạc để tạo ra hiệu ứng bắt mắt cho chữ thư pháp.
-
Giấy viết thư pháp: Cũng như mực, giấy viết thư pháp rất đa dạng. Loại giấy viết thư pháp phổ biến được nhiều người sử dụng như: giấy mỳ, giấy dó, giấy lụa,…
-
Mực tàu (hay mực nho): Mực để vẽ chữ Tết thư pháp có 2 loại là mực nước và mực thỏi. Mực thỏi có dạng cứng, khi sử dụng bạn phải mài trên đá với nước. Ngược lại, mực nước là mực đã được pha sẵn có thể sử dụng được ngay.
3. Các mẫu giấy viết chữ Tết thư pháp đẹp
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng mẫu giấy vẽ chữ thư pháp với các chất liệu và giá thành khác nhau. Để vẽ chữ Tết thư pháp đẹp, gây ấn tượng thì việc chọn mẫu giấy viết là rất quan trọng. Các loại giấy phổ biến được người viết thư pháp truyền thống hay sử dụng gồm: giấy mỳ, giấy dó, giấy lụa. Mỗi loại giấy sẽ có những đặc tính riêng phù hợp với đặc tính sáng tạo của từng người viết.
-
Giấy mỳ: đây là loại giấy truyền thống, độ mịn cao rất thích hợp cho việc viết chữ Tết thư pháp.
-
Giấy dó: loại giấy này có chất liệu khá dày và được nhiều người viết thư pháp ưu tiên lựa chọn.
-
Giấy lụa: điểm nổi bật của giấy lụa đó là độ mịn cao, mềm mại tạo nên sự bắt mắt cho chữ thư pháp.
4. Hướng dẫn cách viết chữ Tết thư pháp ai cũng làm được
Để viết chữ thư pháp đẹp bạn nên tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1: Xác định chữ thư pháp mà bạn muốn viết. Một lời khuyên nhỏ dành cho bạn khi chọn chữ thư pháp đó là bạn nên chọn chữ có ý nghĩa phù hợp với mong muốn của bản thân.
Bước 2: Vẽ khung cho chữ Tết thư pháp. Bạn có thể dùng bút chì hoặc thước kẻ để vẽ khuôn trước khi dùng mực để vẽ. Việc vẽ khung chữ giúp bạn xác định được kích thước và cỡ chữ, điều này nhằm tránh sai sót trong quá trình viết.
Bước 3: Tiến hành viết chữ thư pháp. Bạn nên dùng bút lông đã ngâm qua mực sau đó vẽ theo khung đã xác định. Một lời khuyên khi vẽ chữ Tết đó là bạn nên tuân thủ theo quy luật viết: đưa nét bút từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Đặc biệt, nét đưa bút phải uyển chuyển và hài hòa giữa các nét.
Bước 4: Đổ màu cho chữ thư pháp. Bạn có thể dùng các loại màu khác nhau tùy theo sở thích và ý nghĩa của chữ. Chẳng hạn, chữ Thọ bạn có thể tô màu xanh nhằm thể hiện sự thanh khiết, …
Bước 5: Trang trí và hoàn thiện chữ Tết thư pháp bằng cách xóa bỏ phần khung, vẽ thêm hoa lá để chữ tăng phần sinh động.
5. Các mẫu chữ Tết thư pháp ý nghĩa nhất Xuân 2024
Mỗi chữ thư pháp đều mang một ý nghĩa nhất định. Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có các mẫu chữ phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu chữ thư pháp ý nghĩa nhất Xuân 2024 được nhiều người ưa chuộng như:
-
Mẫu chữ Tết thư pháp cho người đi học: Thành, Đạt, Tiến, Học, …
-
Mẫu chữ Tết thư pháp cho người đi làm: Phúc, Tài, Lộc, Phát, …
-
Mẫu chữ Tết thư pháp cho ông bà, bố mẹ: Tâm, Thọ, An, Bình, …
-
Mẫu chữ Tết thư pháp chào Xuân 2024: Xuân 2024, Thìn, Giáp Thìn, …
Một số mẫu chữ thư pháp tham khảo ý nghĩa nhất 2024:
Tìm hiểu thêm: 17/8 là cung gì? Bật mí sự thật về ngày sinh 17/8
6. Cần chuẩn bị những gì khi xin chữ để cả năm gặp may mắn?
Cần chuẩn bị gì khi xin chữ thư pháp để cả năm gặp may là câu hỏi quan tâm của khá nhiều người. Nếu như ngày xưa, để xin chữ Tết thư pháp, người đi xin phải chuẩn bị một số lễ vật để bày tỏ lòng thành như: chè thuốc, trầu cau, trái cây… khi đến nhà thầy đồ xin chữ. Ngoài ra, thầy đồ cho chữ phải là người có kiến thức sâu rộng, đức độ, tú tài trong vùng, hoặc nho sĩ.
Khi đến xin chữ, thầy đồ sẽ giải thích tường tận ý nghĩa của chữ được cho. Người xin phải chú tâm lắng nghe thầy giảng sau đó dùng hai tay và cúi đầu nhận chữ. Hiện nay, phong tục này đã bớt câu nệ hơn, người xin chữ không phải mang lễ vật đến nhà thầy đồ.
Tuy nhiên, để cả năm gặp may mắn khi xin chữ điều quan trọng nhất đó là phải có tâm thành kính và quý trọng chữ người cho. Để cẩn thận, bạn nên chọn hướng xuất hành trước khi đi xin chữ Tết thư pháp. Có như vậy, chữ được cho mới có linh nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Cung Sư Tử hợp với cung nào? Đâu là chân ái của sư tử
Xem thêm: Hướng Xuất Hành Năm 2024: Chọn Đúng Để Vạn Sự Hanh Thông, Phú Quý Gõ Cửa
Chữ Tết thư pháp là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy. Mỗi nét chữ lại thể hiện tâm huyết của người viết gửi gắm, vì vậy người nhận chữ cần trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp đó. Xuân 2024 sắp đến, chúc bạn có một năm tràn đầy hạnh phúc và đạt được mọi điều tốt đẹp tương ứng với chữ thư pháp mong muốn.