Mùng 5 tháng 5 cúng gì? Tuỳ theo vùng miền mà mâm lễ cần phải có những món đồ nhất định, tuyệt đối không được thiếu. Đây là mâm cúng dâng lên thần linh, tổ tiên để mong cầu mùa màng bội thu.
Bạn đang đọc: Mùng 5 tháng 5 cúng gì? Thiếu món này, mâm lễ coi như bỏ
1. Nguồn gốc, ý nghĩa cúng mùng 5 tháng 5
Mùng 5 tháng 5 cúng gì? Điều này có sự liên quan đến nguồn gốc của ngày này. Mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương. Dựa trên truyền thuyết, người ta còn gọi đây là Tết diệt sâu bọ.
1.1. Truyền thuyết cúng mùng 5 tháng 5
Câu chuyện về sự ra đời của Tết Đoan Ngọ được ông cha truyền miệng từ lâu. Xa xưa, vào một năm khi trúng mùa, những người nông dân tổ chức ăn mừng rất lớn. Điều ngạc nhiên là sau đó không biết từ đâu mà sâu bọ kéo đến ăn hết nông phẩm thu hoạch được.
Đang không biết cách giải quyết thế nào thì một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện. Theo lời ông hướng dẫn, mỗi nhà lập đàn cúng với lễ vật như trái cây, bánh gio để trước cửa nhà. Quả nhiên, chỉ một lúc, tất cả sâu bọ đã chết hoặc bò đi.
Trước khi đi, ông lão cũng dặn mỗi năm nhớ cúng mùng 5 tháng 5 để diệt trừ sâu bọ. Như vậy sâu bọ sẽ không thể phá hoại mùa màng của nông dân. Để tưởng nhớ ông và ghi nhớ việc này, dân chúng gọi ngày mùng 5 tháng 5 là Tết diệt sâu bọ. Và mùng 5 tháng 5 cúng gì cũng dựa trên những lễ vật ông Đôi Truân dặn chuẩn bị khi xưa.
1.2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Biết bao năm tháng trôi qua, người dân Việt Nam vẫn duy trì việc cùng mùng 5 tháng 5 hằng năm. Điều này chứng tỏ ý nghĩa quan trọng, thiết thực của Tết Đoan Ngọ với văn hóa Việt. Ngày nay, Tết diệt sâu bọ vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa ban đầu. Mỗi năm đến đúng ngày, người dân vẫn dâng lễ để cầu xin thần linh và gia tiên phù hộ để có mùa màng tươi tốt.
Ngoài ra, mùng 5 tháng 5 cúng gì còn liên quan đến một ý nghĩa khác. Dân gian ta quan niệm, không chỉ cây trồng mà hệ tiêu hóa của con người cũng có sâu bọ. Chỉ đến đúng Tết Đoan Ngọ chúng mới ngoi lên thì mới có cơ hội để tiêu diệt chúng. Bởi vậy mà hiện nay, trên mâm cúng mùng 5 tháng 5 có những lễ vật như rượu nếp, quả vải,…
Đúng với cách gọi “Tết”, ngày 5/5 mang ý nghĩa về sự sum họp đầm ấm. Đây là dịp mọi người trong gia đình đều cố gắng sắp xếp công việc để trở về đoàn tụ đông đủ. Đồng thời, với các tục lệ còn lưu giữ, Tết Đoan Ngọ cũng có ý nghĩa lớn về sự gắn kết cộng đồng.
2. Mùng 5 tháng 5 cúng gì ở 3 miền?
Thực tế, lễ vật cúng mùng 5 tháng 5 không có câu trả lời chính xác. Đầu tiên, do đã quá lâu, các nghi lễ mai một nên không còn nhiều tài liệu ghi về việc này. Nguyên nhân tiếp theo đến từ sự khác biệt vùng miền. Mỗi vùng với quan niệm riêng sẽ chọn những lễ vật khác nhau.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số lễ vật tuyệt đối không được thiếu trong ngày 5/5 ngay sau đây.
2.1. Mâm lễ người miền Bắc
Mùng 5 tháng 5 cúng gì ở miền Bắc? Món đặc trưng nhất trong mâm lễ của người miền Bắc vào ngày này là cơm rượu nếp. Vùng đồng bằng thường dùng nếp cái hoa vàng còn các địa phương vùng cao sẽ dùng nếp cẩm.
Bên cạnh đó, bánh tro (có nơi gọi là bánh gio) cũng thường xuất hiện trên mâm cúng. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do bánh làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro. Ngoài hai loại trên, dĩ nhiên cúng mùng 5 tháng 5 ở miền Bắc không thể thiếu hương hoa, vàng mã, một số loại quả đặc trưng như dưa hấu, mận, vải,…
Tìm hiểu thêm: Trồng cây giữa cửa nhà có tốt không? Tìm cách hóa giải ngay để chặn xui vào nhà
2.2. Mâm lễ người miền Trung
Người miền Trung mùng 5 tháng 5 cúng gì? Về cơ bản, những lễ vật trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung khá giống miền Bắc. Nhưng cơm rượu ở đây được nén thành hình vuông nhỏ nhắn thay vì để nguyên như miền Bắc.
Đặc biệt, mâm cúng mùng 5 tháng 5 miền Trung nhất định phải có thịt vịt. Vì người dân nơi đây quan niệm thịt vịt mát, tốt cho cơ thể, không lo bị sâu bọ. Hơn nữa, từ đầu tháng 5 âm lịch, vịt vào mùa nên thịt chắc, béo và ngon hơn. Món được người miền Trung ưa chuộng nhất là vịt nấu chao.
2.3. Mâm lễ người miền Nam
Miền Nam mùng 5 tháng 5 cúng gì, có gì giống và khác hai miền còn lại? Lễ vật cúng ở miền Nam có nhiều điểm tương đồng với miền Trung. Họ cũng có thịt vịt, hương hoa, vàng mã, hoa quả, rượu nếp,… Chỉ khác là rượu nếp ở miền Nam sẽ vo tròn và thường được ăn chung với nước đường giúp nồng đượm men rượu hơn. Và ngoài vịt quay, người dân Nam Bộ cũng có truyền thống cúng heo quay vào dịp này.
Ngoài ra, hiện nay ở một số địa phương vẫn giữ tục lệ tắm nước lá thơm ngày 5/5. Họ dùng nước đun từ lá sả, lá mùi, lá tía tô,… để tắm vừa để cơ thể sạch sẽ, thơm tho vừa xua đuổi sâu bọ, bệnh tật.
Cùng với việc chuẩn bị lễ vật cúng mùng 5 tháng 5, bạn nên lưu ý thêm thời gian cúng. Thời điểm tốt nhất để làm lễ là trong giờ Ngọ (11h trưa đến 1h chiều). Nếu có thể sắp xếp cúng vào chính Ngọ, tức 12h trưa thì càng tốt. Với những gia đình không thu xếp được thì nên cúng vào khoảng 7h đến 9h tối.
>>>>>Xem thêm: Nhận diện các chủng vân tay, biết ngay tính cách điển hình
Ngày mùng 5 tháng 5 hay Tết Đoan Ngọ chiếm một vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam. Qua bài viết này, mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích giải đáp băn khoăn mùng 5 tháng 5 cúng gì để chúng ta tiếp tục duy trì truyền thống này một cách trọn vẹn nhất.
- Mâm ngũ quả gồm những gì? Cách chưng mâm ngũ quả truyền thống
- 10+ Loại hoa cúng bàn thờ thu hút nhiều tài lộc, may mắn