Trào lưu ăn đậu đỏ ngày thất tịch, tức mùng 7/7 âm lịch hàng năm đã không còn quá xa lạ với giới trẻ. Nhiều bạn trẻ xem đây là một cách để cầu tình duyên với hy vọng sẽ gặp được ý trung nhân và có được tình yêu viên mãn.
Bạn đang đọc: Ăn đậu đỏ ngày thất tịch liệu có thực sự giúp bạn “thoát kiếp FA”?
1. Tìm hiểu sự tích ngày Thất Tịch
Ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch với mong muốn sớm tìm được đối tượng ưng ý là một “hot trend” được giới trẻ hưởng ứng trong vài năm gần đây.
Ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm được biết đến như ngày lễ Thất Tịch, lễ tình nhân của một số nước phương Đông. Tương truyền, ngày này gắn liền với sự tích nổi tiếng ở Trung Quốc – câu chuyện tình yêu nhiều nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ.
Chuyện kể rằng Ngưu Lang sinh ra trong một gia đình nghèo khó và chỉ là một chàng trai chăn trâu bình dị. Song, anh lại giành được cảm tình của một nàng tiên tên Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương nhờ tính cách thiện lương và chăm chỉ. Hai người sau đó đã nên duyên vợ chồng, sinh con đẻ cái và cùng nhau trải qua những năm tháng hạnh phúc.
Tuy nhiên, vào một ngày nọ, Ngọc Đế ra lệnh cho Chức Nữ phải trở về thiên đình phụng sự. Ngưu Lang đuổi theo muốn giữ nàng lại nhưng lại bị con sông Thiên Hà – ranh giới hai cõi tiên phàm chặn lại. Chàng cứ ở đó đợi Chức Nữ, tin rằng một ngày nàng sẽ quay lại. Vương Mẫu Nương Nương vì cảm động trước tình cảm chân thành của cả hai nên đã cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (mùng 7/7 âm lịch).
Chính vì thế, ngày lễ Thất Tịch được coi là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Ở Việt Nam, ngày này còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, thông thường các đôi lứa yêu nhau sẽ đi đến chùa hành lễ và cầu mong cho tình duyên vững bền.
2. Trào lưu ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch có từ đâu?
Theo đài truyền hình CGTN (Trung Quốc), vào ngày Thất Tịch ở quốc gia này, theo phong tục nam giới sẽ tặng cho người yêu của mình hạt hồng đậu để thay cho lời hứa hẹn thủy chung. Còn nữ giới sẽ kết hạt hồng đậu đeo lên người để cầu mong tìm được chàng trai trong mộng. Tuy nhiên, loại đậu này có màu đỏ tươi, có độc tính nên không thể sử dụng làm thực phẩm.
Thực tế, sau khi du nhập về Việt Nam do cách gọi đồng âm của “hạt hồng đậu” với “hạt đậu đỏ” nên đã có chút nhầm lẫn và cho rằng ăn đậu đỏ ngày Thất tịch sẽ tìm được người yêu, tình yêu son sắt. Từ đó, nhiều người tin vào điều này và khiến nó trở thành trào lưu như hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Tháng 7 Có bao nhiêu ngày? Các việc nên làm trong tháng 7
3. Thực hư việc ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch giúp bạn “thoát kiếp FA”
Dù chỉ là một sự nhầm lẫn do từ đồng âm nhưng phải công nhận rằng “làn sóng” ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch hàng năm ngày càng được lan rộng ở nước ta. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một điều xấu bởi theo quan niệm phương Đông, đậu đỏ là loại thực phẩm mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ.
Chính vì thế, nếu bảo rằng ăn đậu đỏ Thất Tịch được xem như một cách cầu duyên cho những người độc thân sớm có được tình yêu hạnh phúc cũng không hoàn toàn sai. Bên cạnh đó, những người đã có đôi có cặp nếu ăn đậu đỏ vào ngày này sẽ giúp tình cảm lứa đôi thêm bền chặt. Và đã có không ít bạn chia sẻ rằng đã có được người yêu sau khi ăn đậu đỏ Thất Tịch nên giới trẻ vẫn khá hứng thú với trào lưu này.
>>>>>Xem thêm: Tuổi Tỵ 1989 sinh tháng nào thì tốt? Cả đời giàu sang nếu sinh vào 5 tháng này
4. Những lưu ý khi ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch
Đậu đỏ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe cho gan, thận, giúp xương khớp chắc khỏe. Bên cạnh đó, đậu đỏ cũng có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ tác dụng giảm cảm giác thèm ăn. Việc chế biến các món ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch ở các hàng quán cũng ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, như chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ, kem đậu đỏ,…
Tuy nhiên, nếu chọn ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không ăn đậu đỏ sống: Hàm lượng Lectin có trong đậu đỏ khá cao, cần chế biến trước khi ăn nếu không sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Đối tượng hạn chế ăn đậu đỏ: Những bệnh nhân bị chứng tê bì tay chân, rối loạn tiêu hóa không nên ăn đậu đỏ quá nhiều vì đậu đỏ có tính hàn và sẽ dễ khiến tình trạng bệnh trở nặng.
- Dị ứng với đậu đỏ: Vấn đề dị ứng với một số thành phần có trong đậu đỏ không phụ thuộc vào liều lượng tiêu thụ nên nếu bạn xuất hiện một số biểu hiện như nổi mẩn ngứa, phát ban, ngạt thở,… khi ăn đậu đỏ thì nên dừng ngay. Sau đó liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ, nếu để tình trạng kéo dài sẽ dễ gây ra phản ứng về thần kinh.
Dù đây là một trào lưu khá thú vị và có thể giúp bạn “thoát ế” nhưng vẫn cần cân nhắc về vấn đề sức khỏe khi ăn đậu đỏ quá nhiều vào cùng một ngày.
Thực tế, hiện nay nhiều bạn trẻ đã không còn quá tin vào câu chuyện ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch sẽ có được người yêu. Song, không ít người vẫn giữ thói quen này như một hoạt động lưu truyền văn hóa cũng như cách “đu trend” cùng bạn bè trên các trang mạng xã hội. Do vậy, cứ đến ngày mùng 7/7 hàng năm, món đậu đỏ vẫn là món ăn ưa thích của mọi người.
- 10 loại thịt Đức Phật cấm và nghĩa của việc ăn chay trong Phật giáo
- Ngày cô hồn là những ngày nào? Giải mã bí ẩn tháng 7 âm lịch