Trong Phật giáo, những người tu tập thường ghi nhớ 10 loại thịt Đức Phật cấm cho việc ăn chay đạt hiệu quả. Bởi quá trình ăn chay này sẽ giúp sức khỏe con người được cải thiện, tâm hồn được thanh lọc. Đồng thời, ăn chay cũng giúp giới tu tập đạo Phật nuôi dưỡng lòng từ bi đối với muôn loài chúng sinh.
Bạn đang đọc: 10 loại thịt Đức Phật cấm và nghĩa của việc ăn chay trong Phật giáo
1. Ý nghĩa quan trọng của việc ăn chay trong Phật giáo
Theo Thượng tọa Thích Trí Chơn (Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và viện chủ tu viện Khánh An), việc ăn chay có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ý nghĩa quan trọng của việc ăn chay cụ thể như sau:
-
Nuôi dưỡng lòng từ bi: Con người sinh ra trên cuộc đời này đều có tâm từ bi thương người, thương vật cũng như thương đồng loại. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống hiện nay đã khiến cái tâm này trở nên lệch lạc. Do đó, bên cạnh 10 loại thịt Đức Phật cấm thì ăn thực phẩm lành mạnh (rau, củ, quả) có thể giúp tâm tính chúng ta nhẹ nhàng, thiện lành.
-
Bảo vệ môi trường sống xung quanh: Nuôi súc vật để đáp ứng nhu cầu của con người sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường. Điều này được phát hiện bởi việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Việc không ăn 10 loại thịt Đức Phật cấm sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta trở nên xinh đẹp hơn.
-
Bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người: Việc ăn chay đúng cách cũng giúp cơ thể con người khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, những độc tố của tâm sân hận có thể bị tiết ra khi bạn ăn chay không đúng cách.
Thượng tọa Thích Trí Chơn cho rằng, ăn chay là tốt nhưng ăn chay quá cực đoan thì có tác dụng ngược lại. Nhiều người kỹ tính phải có bộ bát đũa, nồi xoong riêng để ăn chay.
Theo Viện chủ tu viện Khánh An, một gia đình vừa ăn chay, vừa ăn mặn có thể dùng chén bát thật sạch. Đặc biệt, chén bát không nên còn mùi thì vẫn có thể sử dụng để ăn chay được.
Thêm vào đó, nhiều người ăn chay cực đoan bằng cách chỉ ăn tương, dưa, rau, muối,… Điều này sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng và suy giảm sức khỏe.
2. Bật mí về 10 loại thịt Đức Phật cấm đối với Phật tử
Rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu là những loài thú rừng rất thông minh. Khi ăn những loài vật này, người ta tin rằng cơ thể sẽ toát ra một mùi đặc biệt. Điều này sẽ thu hút đồng loại của chúng tấn công con người để trả thù.
Tìm hiểu thêm: Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia
Các loài vật gần gũi với con người thuộc danh sách 10 loại thịt Đức Phật cấm thì cũng không nên ăn. Cụ thể như: voi, chó, ngựa, bò,…
Như vậy, danh sách 10 loại thịt Đức Phật cấm gồm: thịt người, thịt ngựa, voi, rắn, chó, cọp, báo, sư tử, linh cẩu và thịt gấu.
Nếu ăn 10 loại thịt Đức Phật cấm sẽ khiến con người bất lợi về cả tinh thần lẫn vật chất. Bởi có những loài động vật cũng có gen và tình cảm tương tự con người. Chúng cũng có cảm giác nóng lạnh, sợ hãi, tham sống hay sợ chết. Thậm chí, khi sợ hãi, nhịp tim của những loài động vật này cũng đập mạnh, thở hổn hển hay chảy nước mắt.
Theo nhân quả, khi giết hại hoặc ăn thịt những loài động vật có tâm linh cao trong 10 loại thịt Đức Phật cấm thì chúng sẽ theo con người để đòi nợ. Đó là lý do những người sát sinh 10 loại động vật như trâu, bò, chó, ngựa,… thường gặp xui xẻo. Đặc biệt, họ còn phải chịu quả báo vô cùng đau khổ về sau này.
Quả báo của việc sát sinh 10 loại động vật này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Đó là lý do tại sao Phật tử tại gia Khi Quy y Tam Bảo phải quyết tâm không sát sinh.
>>>>>Xem thêm: Con số may mắn hôm nay 12/1/2024 của 12 con giáp: Đón tiền tài, tiễn rủi ro
Kinh “Mười điều lành” có dạy, nếu không sát sinh, con người sẽ có được rất nhiều lợi ích. Cụ thể: Được mọi người kính mến, mở rộng lòng từ bi, giảm trừ giận hờn, luôn mạnh khỏe, tuổi thọ lâu dài và thường được người tốt giúp đỡ.
Đặc biệt, không ăn 10 loại thịt Đức Phật cấm thì sẽ giúp con người có giấc ngủ ngon và không gặp ác mộng, trừ được oán giận, tránh bị đọa vào ba đường ác. Sau khi chết, cơ hội được lên cõi Trời của con người sẽ gia tăng.
Có thể nói rằng, ăn 10 loại thịt Đức Phật cấm thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã nợ mạng của chúng sinh. Do đó, hãy cân nhắc việc ăn uống lành mạnh, làm việc thiện lành. Việc làm này không chỉ để trả nợ cho chúng sinh mà còn giúp sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta cải thiện tốt hơn.
- Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Sự tích của đức phật với trí tuệ viên mãn
- Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo