Ý nghĩa Rằm tháng Giêng là gì? Sau Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn trong năm của người Việt. Ông bà ta có câu: Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Vào ngày này, người ta thường tự tay chuẩn bị lễ cúng Rằm hoặc đi chùa cầu bình an, may mắn.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa Rằm tháng Giêng: Ngày rằm lớn nhất năm làm 3 việc này cầu được ước thấy
1. Ý nghĩa Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt
Hiện nay, ý nghĩa Rằm tháng Giêng được nhiều nguồn lưu lại. Tết Nguyên Tiêu dịch ra nghĩa là đêm Rằm đầu tiên trong một năm mới. “Nguyên” hàm ý sự nguyên vẹn, đầu tiên hay thứ nhất, còn “Tiêu” trong tiếng Hán dịch là đêm, tối.
Ý nghĩa Rằm tháng Giêng là gì? Chắc hẳn nhiều người chưa biết “Tết Thượng Nguyên” còn là tên gọi khác của Tết Nguyên Tiêu. Cùng với 2 ngày lễ Rằm lớn khác của người Việt là Rằm tháng Bảy (Tết Trung Nguyên) và Rằm tháng Mười (Tết Hạ Nguyên).
Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ quan trọng trong đạo Phật. Có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” là vì vậy. Vào dịp này, người ta thường đi lễ chùa đồng thời dâng lên thần Phật, tổ tiên những lễ vật với tất cả lòng thành kính, nhằm cầu mong một năm mới đầy phước lành, may mắn.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tháng Giêng là tháng ăn chơi. Bên cạnh việc đi chùa khấn nguyện thì đây cũng là tháng để mọi người chăm sóc và chú trọng vào đời sống tâm linh, mong cho một sự khởi đầu thuận lợi, một năm mới thành công.
Xét trên khía cạnh văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Rằm tháng Giêng là một ngày lễ lớn. Tháng Giêng cũng là tháng chuẩn bị xuống đồng (hạ điền) của những người nông dân. Vì thế, đây là dịp họ chuẩn bị làm lễ để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, cầu mưa thuận gió hòa và một năm mới mùa màng bội thu.
>>> Xem thêm: Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào Tốt: 3 Khung Giờ Giúp Gia Chủ May Mắn Nguyên Năm
2. Rằm tháng Giêng là ngày nào? Nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng
Ý nghĩa Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn trong dịp đầu năm mới, diễn ra từ giữa đêm ngày 14/1 đến hết ngày 15/1 Âm lịch, có nguồn gốc từ Tết Nguyên Tiêu của người Hoa thời Tây Hán. Tương truyền rằng mỗi khi mùa xuân đến, các cung nữ thường rất nhớ nhà nhưng không thể nào về thăm gia đình.
Cảm động trước tấm lòng các cung nữ, Đông Phương Sóc – sủng thần dưới thời Hán Vũ Đế đã tung ra tin đồn rằng Hỏa thần sẽ thiêu trụi thành Trường An. Ông đưa ra kế sách Vua và tất cả hoàng thân quốc thích của hoàng tộc cần ra khỏi cung để lánh nạn. Đèn lồng sẽ được treo trong cung để đánh lừa Hỏa thần là đã có cháy. Kế sách này đã được vua Hán Vũ Đế chấp thuận.
Từ đó, hàng năm vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thường treo đèn lồng trước cửa nhà. Đây là một phong tục được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cả một số nơi trên đất nước Việt Nam.
>>> Xem thêm: Giờ Cúng Rằm Tháng Giêng 2024: 7 Khung Giờ Cầu Tài Được Tài, Cầu Lộc Đắc Lộc
3. Điểm khác nhau giữa Tết Nguyên Tiêu người Việt và người Hoa
Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào nước Việt ta, được biến tấu cho phù hợp với văn hóa cũng như phong tục tập quán bản địa.
-
Ở Trung Quốc: Vào ngày này, người người nhà nhà thường tham gia lễ hội hoa đăng. Họ chuẩn bị sẵn đèn lồng và thả xuống sông để cầu nguyện bình an cho năm mới.
-
Tại Việt Nam: Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là dịp các Phật tử trên khắp cả nước kéo về các chùa, đặc biệt là các chùa lớn để lễ Phật, cầu may mắn và bình an. Xuyên suốt cả tháng Giêng, các chùa thường tụng kinh Dược sư, tổ chức Đàn Dược sư đồng thời kêu gọi Phật tử cùng thành tâm tụng niệm để mang phước lành đến cho tất cả mọi người.
4. Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng
Thông thường, các gia đình sẽ dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, cẩn thận. Sau đó, chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật và 1 mâm cỗ cúng gia tiên đầy đủ.
4.1. Mâm cúng gia tiên
Tìm hiểu thêm: Sinh năm 1968 mệnh gì? Đặc điểm tử vi, cuộc đời người sinh năm 1968
Rằm tháng Giêng là dịp để con cháu bày tỏ sự biết ơn ông bà cũng như cầu nguyện tổ tiên phù hộ cho năm mới. Mâm cúng gia tiên thường là đồ mặn, bao gồm 6 đĩa và 4 bát (hoặc có thể nhiều hơn):
-
4 bát: 1 bát ninh măng, 1 bát miến, 1 bát mọc và 1 bát bóng.
-
6 đĩa: 1 đĩa thịt gà, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò (hoặc chả), 1 đĩa nem thính (hoặc đồ xào), 1 đĩa dưa muối và 1 đĩa xôi (hoặc bánh chưng).
4.2. Mâm cúng Phật
Mâm lễ cúng Phật chỉ bao gồm các món chay, đầy đủ gồm có: chè xôi, hoa quả, các món đậu, món xào, món canh. Ngày nay, một số vùng miền còn thêm vào mâm cúng Phật một món ăn truyền thống là chè trôi nước, cầu mong cho một năm trôi chảy, thuận lợi, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, màu sắc là yếu tố rất quan trọng trên mâm cúng Phật, phải có đủ 5 màu, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành.
5. Một số điều kiêng kỵ vào ngày Rằm tháng Giêng
Ý nghĩa Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ Rằm lớn nhất của người Việt trong năm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách chuẩn bị mâm cúng cũng như một số điều kiêng kỵ, tránh xảy ra sai sót, ảnh hưởng tới tâm linh:
-
Không cúng đồ giả như hoa giả hay trái cây giả.
-
Không cúng thủ lợn.
-
Không được làm các món chay giả mặn.
-
Không để thùng gạo trong nhà cạn đáy, ông bà ta quan niệm rằng trong những ngày đầu năm mới, nếu thùng gạo trong nhà hết sạch hay cạn đáy thì báo hiệu cho một năm đói kém.
-
Không đi câu cá, vì theo quan niệm dân gian, việc câu cá vào ngày Rằm trăng tròn có thể kéo theo vận hạn, đem lại xui rủi.
-
Cẩn thận trong từng lời nói, tránh văng tục chửi bậy. Nếu không, quanh năm sẽ gặp điều không hay, nhất là chuyện thị phi, tai bay vạ gió.
6. Ý nghĩa Rằm tháng Giêng là gì? Những việc nên làm vào ngày Rằm tháng Giêng
Ngày Rằm tháng Giêng không chỉ là dịp lễ truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong văn hóa Việt Nam. Dưới đây là những việc mà bạn nên làm vào ngày Rằm tháng Giêng, đem lại may mắn cho cả năm.
6.1. Đi lễ chùa
Đầu năm đi chùa cầu sức khỏe, bình an, may mắn và thành công đã trở thành phong tục của người dân Việt Nam. Đặc biệt, việc đi chùa vào ngày Rằm tháng Giêng là rất tốt. Lưu ý khi đi chùa, tránh mang theo lễ mặn, trang phục nên kín đáo, trang nghiêm. Phong thái phải luôn nhẹ nhàng, bình tĩnh, không tham vật chất và luôn chân thành.
>>>>>Xem thêm: Mệnh mộc nuôi cá gì và những điều cần lưu ý
6.2. Làm điều thiện, việc tốt
Làm việc thiện là nghĩa cử cao đẹp của con người, phần nào sẽ giúp được những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn. Đồng thời giúp bạn tìm thấy bình yên và niềm vui trong tâm hồn nhờ việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội. Việc tốt bắt nguồn từ những thứ rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như nhặt rác, dọn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, giúp đỡ người già và trẻ em. Hoặc bạn có thể tham gia một số hoạt động từ thiện đơn giản như nấu cháo từ thiện, quyên góp, tặng quà đến những hoàn cảnh khó khăn…
6.3. Phóng sinh
Phóng sinh là việc cực kỳ tốt nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng. Bạn có thể phóng sinh một số loài động vật như cá chép, chim sẻ, bồ câu, lươn, cua, ốc… Lưu ý trước khi phóng sinh, bạn cần tìm hiểu tập tính của loài động vật để xem nên phóng sinh ở đâu, sau đó hãy tìm nơi vắng vẻ, đảm bảo sau khi phóng sinh, những loài động vật đó vẫn tiếp tục sống bình thường.
Tóm lại, ý nghĩa Rằm tháng Giêng cực kỳ quan trọng đối với người Việt. Đó là dịp để toàn thể người dân bày tỏ tấm lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên và thần Phật. Đồng thời, thông qua mâm cúng Rằm và những việc làm tốt như đi lễ chùa hay phóng sinh, mọi người sẽ thành tâm cầu mong một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc.