Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

​Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu chính là biểu tượng cho mong muốn về sự đủ đầy, sung túc trong ngày Tết đoàn viên. Vào dịp này, mọi gia đình sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả cũng như dành cho các em nhỏ để phá cỗ đêm trăng. Chính bởi vậy, việc chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả Trung thu rất được quan tâm.

Bạn đang đọc: Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu trong tâm thức người Việt

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 (tức ngày rằm) tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là một ngày lễ có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Tết Trung thu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tết Thiếu nhi, tết Trông trăng hoặc tết Đoàn viên,…

Ngày Tết Đoàn viên, ngoài bánh trung thu và lồng đèn thì mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu. Nó được tạo nên bởi 5 yếu tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu với 5 loại trái cây tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy và bình an.

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu trong tâm thức người Việt

Trong từ điển Hán Việt, “ngũ’ có nghĩa là số 5. Đây là con số tượng trưng cho vũ trụ và sự sống. Bên cạnh đó, từ “quả” thể hiện sự sung túc với ý nghĩa duy trì nòi giống, sinh sôi nảy nở. Chính vì lẽ đó mà mâm ngũ quả Trung thu đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người Việt Nam.

2. Các loại trái cây được sử dụng trong mâm ngũ quả Trung thu

Ngoài tìm hiểu về ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu, bạn cần biết rõ những loại trái cây được người Việt Nam sử dụng bày trí. Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm ngũ quả ngày Tết đoàn viên được thể hiện qua những nguyên liệu và cách sắp xếp khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt

Người miền Bắc thường sử dụng chuối, bưởi, đào, hồng, quýt để trang trí mâm ngũ quả. Ngày nay có nhiều gia đình đã thay thế bưởi bằng quả phật thủ. Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc mang hy vọng, ước nguyện sinh sôi nảy lộc và tượng trưng cho sự tốt đẹp may mắn.

2.2. Mâm ngũ quả Trung thu miền Trung: Đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối

Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Trung đơn giản hơn, chủ đạo thường gồm đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối. Tuỳ vào sự sáng tạo của mỗi người mà có những cách sắp xếp đẹp mắt. Các gia đình sẽ dâng mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa cầu nguyện bình an, sung túc.

Tìm hiểu thêm: Bật mí chọn hướng nhà tuổi Kỷ Hợi giúp gia chủ vạn sự như ý, hậu vận suôn sẻ

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt
Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu với 5 loại trái cây thể hiện sự đủ đầy, bình an

2.3. Mâm ngũ quả Trung thu miền Nam: Đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung

Người dân miền Nam luôn đặc biệt coi trọng phong tục cúng kiếng. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả Trung thu cũng được chuẩn bị cầu kỳ hơn với sự góp mặt của đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung.

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu miền Nam với ý nguyện “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện sự sự ấm no cho gia đình.

3. Cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu theo vùng miền

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu là nét đẹp truyền thống của người Việt được giữ gìn qua biết bao thế hệ. Vì thế đây là tập tục không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tùy vào từng vùng miền sẽ có cách sắp xếp mâm ngũ quả Trung thu khác nhau.

3.1. Cách sắp xếp mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc

Người miền Bắc thường lựa chọn các loại quả xanh và chín để thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ. Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc được thực hiện khá tỉ mỉ.

Đầu tiên, bạn đặt nải chuối ở vị trí chính giữa của đĩa với ý nghĩa có sự bảo vệ của đất và trời. Tiếp theo là đặt quả bưởi lên trên nải chuối. Sau đó, bạn xếp các loại trái cây khác như hồng, đào, quýt xung quanh.

Ngày nay, nhiều gia đình, đoàn thể tổ chức Trung thu đã chuẩn bị những mâm ngũ quả vô cùng hoành tráng, độc đáo. Bên cạnh những loại quả truyền thống, nhiều người còn khéo léo tỉa dưa hấu, làm hình con chó bông bằng bưởi, con thỏ, con cú, con nhím từ táo, nho,… Điều này mang đến mâm ngũ quả sinh động và được các bạn nhỏ yêu thích.

3.2. Cách xếp mâm ngũ quả Trung thu miền Trung

Với mâm ngũ quả Trung thu miền Trung thì cách bày trí đơn giản hơn rất nhiều. Người dân ở đây không quá quan tâm vào hình thức nên sẽ sắp xếp các loại quả tùy theo sở thích của từng gia đình. Các loại trái cây được sắp xếp theo các màu sắc xen kẽ, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ thu hút sự chú ý của người nhìn.

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung thu: Ý nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

>>>>>Xem thêm: Cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc viên mãn hơn khi biết ý nghĩa tượng Phật Di Lặc

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Trung đơn giản

3.3. Cách trang trí mâm ngũ quả Trung thu miền Nam

Người miền Nam không bày chuối trong mâm ngũ quả Trung thu. Thay vào đó họ sẽ sử dụng dừa, xoài, thanh long hoặc bưởi. Thông thường, người miền Nam sẽ sắp xếp các loại quả cho cao lên với kiểu trang trí rất đặc biệt.

Đầu tiên, họ sẽ đặt đu đủ, mãng cầu, dừa và bưởi lên trên đĩa trước để lấy thế. Sau đó là sắp xếp các loại trái cây nhỏ hơn như quýt, sung, xoài lên trên và xung quanh. Bạn có thể bày thêm thơm hoặc thanh long cho mâm ngũ quả thêm màu sắc và đẹp mắt hơn.

Có thể nói, mâm cỗ tết Trung thu là một tập tục quan trọng, mang tính văn hóa dân tộc sâu sắc. Hy vọng những thông tin mà job3s cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu cũng như cách bày trí để chuẩn bị cho ngày tết Đoàn viên được trọn vẹn nhất.

  • Mâm ngũ quả gồm những gì? Cách chưng mâm ngũ quả truyền thống
  • 10+ Loại hoa cúng bàn thờ thu hút nhiều tài lộc, may mắn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *