Ý nghĩa lễ tắm phật là gì? Đây là dịp để các Phật tử bày tỏ lòng thành tâm, tri ân sự xuất hiện của Đức Thế Tôn trên thế gian. Bên cạnh đó ngày lễ này còn giúp những người con của Phật có thể gội sạch những cấu uế nơi tâm, phát nguyện loại bỏ tham, sân, si, giúp lòng mình thanh tịnh. Để lễ tắm Phật linh nghiệm thì bạn cần hết sức lưu ý điều này.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa lễ tắm Phật: Loại bỏ tham, sân, si cho tâm thanh tịnh cho lòng bình an
1. Nguồn gốc của lễ tắm Phật
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa lễ tắm Phật ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của ngày lễ này. Trong kinh Đại Bổn (thuộc Trung Bộ kinh – Đại Tạng kinh Việt Nam) có ghi chép lại rằng: Khi Hoàng hậu Ma Da đản sinh ra Thái tử, bỗng nhiên trên trời xuất hiện hai dòng nước, một nóng và một lạnh thuộc chư Thiên chảy xuống để tắm cho Thái tử và Hoàng hậu. Còn trong kinh Phổ Diệu lại nói rằng: Trên trời lúc ấy có đến chín con rồng đang phun nước tắm cho Thái tử.
Tuy rằng ở mỗi kinh điển lại ghi chép có phần khác nhau nhưng quy chung câu chuyện Thái tử khi sinh ra được tắm bởi một dòng nước kỳ diệu trên hư không đó là sự kiện có thật. Đây là sự dị tượng của bậc vĩ nhân, bậc thánh nhân khi xuất thế. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nghi thức tắm Phật trong ngày lễ Phật đản được xuất phát từ sự kiện dòng nước hư không tắm cho Thái tử khi Ngài đản sinh.
2. Ý nghĩa lễ tắm Phật
Ý nghĩa lễ tắm Phật là một nghi thức thiêng liêng, đầy long trọng trong ngày lễ Phật đản đối với hàng triệu tín đồ của Phật giáo. Nghi thức tắm Phật mang lại rất nhiều công đức phước báu to lớn:
-
Một là thể hiện được lòng cung kính, vui mừng khi có một bậc vĩ nhân ra đời
-
Hai là tắm rửa, gột sạch chính tâm hồn của mình làm sao để cho tâm hồn mình luôn được trong sạch, để Đức Phật xuất hiện được trong tâm mình.
Đức Phật là người đã tu hành ba A – tăng – kỳ kiếp, rèn luyện được thân tâm, trau dồi đầy đức hạnh. Ngài hội tụ đầy đủ tất cả các công đức, viên mãn và đã trở thành Phật. Ngoài ra, Ngài còn được gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn, có nghĩa là có cả đầy đủ phúc đức lẫn trí tuệ. Đức Phật là bậc Tối Tôn Vô Thượng, nên những “người con của Phật” nếu đủ lòng thành kính khi thực hiện nghi lễ tắm thân Như Lai cũng sẽ sinh ra công đức vô lượng, được nhiều phước báu.
3. Nghi lễ tắm Phật tiếng hành như thế nào?
Tìm hiểu về ý nghĩa lễ tắm Phật nhiều người quan tâm đến nghi lễ tắm Phật đúng cách. Có nhiều cách để tắm Phật, nhưng quy trung lại đều là quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt là quán tưởng đến hai dòng nước nóng – lạnh của chư thiên, nguyện giữ cho tâm an nhiên và thanh tịnh trước phải – trái của cuộc sống. Quán niệm tiến hành như sau:
-
Gáo nước đầu tiên tắm bên vai trái của Phật, con xin quán niệm: Nguyện buông bỏ mọi điều ác.
-
Gáo nước thứ hai tắm bên vai phải của Phật, con xin quán niệm: Nguyện làm mọi điều lành.
-
Gáo nước thứ ba tắm dưới chân của Phật, con xin quán niệm: Nguyện độ hết cả chúng sinh.
Lễ tắm Phật được xem như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Nhiều Phật tử đều có chung cảm nhận rằng trong lúc thực hiện nghi thức tắm Phật cũng chính là lúc để tắm gội lòng mình, cảm thấy được lòng thanh tịnh, bình an.
>>> Xem thêm: Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì? Muốn Trở Thành Người Nhân Ái Đừng Bỏ Qua Điều Này
4. Thời gian tổ chức lễ tắm Phật
Rất nhiều người khi tìm hiểu ý nghĩa lễ tắm Phật thường quan tâm đến thời gian tổ chức để có thể thực hiện đúng. Trước đây, ngày lễ kỷ niệm Phật đản sinh là mùng 8 tháng Tư âm lịch hằng năm, nên lễ tắm Phật cũng được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo trên cả thế giới thống nhất lấy kỷ niệm Phật đản là vào ngày 15 tháng Tư âm lịch hằng năm.
Do vậy sau đó, ngày lễ tắm Phật cũng được thay đổi theo, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà có thể tổ chức lễ này linh hoạt trong những ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư âm lịch hàng năm. Tắm Phật là một nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sinh ra còn mang theo một ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng tới sự thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
5. Các bước chuẩn bị và thực hành tắm Phật
Để mọi tâm nguyện có thể gửi đến Đức Phật cũng như đạt được mọi ý nghĩa lễ tắm phật thì cần thực hiện đúng cách từ bước chuẩn bị đến khi thực hiện tắm Phật.
5.1. Khâu chuẩn bị nước tắm Phật
Để thực hiện được lễ Tắm Phật, trước hết phải trần thiết bàn thờ có đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước thơm tắm cho Phật. Ở nước ta, các Phật tử thường nấu nước thơm từ hoa nhài, hoa cúc, quế, thảo quả… để nguội rồi đổ vào chậu và tắm cho Phật. Có nơi đơn giản hơn thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch đun sôi để nguội.
Theo Dục Tượng Công Đức Kinh: Phải dùng những thứ diệu hương như Ngưu đầu, Bạch đàn, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Trầm hương, Cam tùng, Xạ hương, Uất kim, Long não, Đinh hương… để làm thành nước thơm đựng trong chậu sạch. Nước tắm Phật được dùng phải là nước tắm công đức, chính vì vậy người chuẩn bị nước cần phải có sự thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật thì mới có thành tựu như nguyện.
5.2. Thực hiện tắm Phật đúng cách
Đến giờ cử hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến lúc tắm Phật, thì mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi lần lượt đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính hành lễ, múc nước nhẹ nhàng xối lên hai vai của Ngài.
Trong khi tắm Phật, mỗi người cần phải lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tạp niệm tham lam, sân hận và si mê của mình nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói hay việc làm xấu ác cũng nhờ vậy mà được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, nhẹ nhàng và ấm áp.
Tìm hiểu thêm: Sinh Năm 1950 Bao Nhiêu Tuổi? Mệnh gì? Cung gì? Tuổi con gì?
6. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện nghi lễ tắm Phật
Có thể thấy, ý nghĩa lễ tắm phật vô cùng lo lớn với, vừa thể hiện được lòng cung kính, vừa giúp gột rửa tâm hồn trong sạch. Khi tiến hành nghi lễ này, chúng ta cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
-
Hãy lấy loại đất sạch để dựng làm Pháp đàn ở một vị trí thanh tịnh. Trên đó, an trí những vật dụng để tắm, còn tượng Phật thì đặt ngay chính giữa.
-
Cần rưới nước hương nóng ấm để tẩy rửa tượng. Rồi kế đó rưới nước trong cho đến khi tượng được sạch sẽ. Nước sử dụng bắt buộc phải là nước sạch.
-
Trong khi tắm tượng, bạn nên thấm ướt bàn tay vào nước đã dùng tắm tượng, rồi cho những giọt nước từ đầu ngón tay nhỏ xuống trên trán của mình. Đây được gọi là Nước Cát Tường.
-
Khi đã tiến hành tắm tượng xong, bạn hãy lấy một chiếc khăn mềm mại để lau tượng cho sạch rồi đốt các nén hương quý để hương thơm có thể lan tỏa khắp quanh tượng.
-
Khi xong xuôi, bạn hãy cẩn trọng đặt tượng về vị trí cũ.
7. Lễ tắm phật có linh nghiệp không?
Khi tắm Phật, chúng ta đã mượn dòng nước trong sạch, nhưng để linh nghiệm phải kết hợp được niềm tin, lòng thành và từ tánh thiên chơn của mình. Nếu không có niềm tin, không có lòng thành, không xuất phát từ tánh thiên chơn, thì nghi thức này sẽ không hiệu nghiệm. Vì thế, ta phải mượn nước sạch cộng tâm trong sạch và công đức của ta. Kết hợp ba yếu tố này mới thành pháp.
Chính vì lý do này, nên hình thức tắm Phật tuy giống nhau, nhưng có nơi linh nghiệm, có nơi không. Trên thực tế khi tham dự lễ tắm Phật, có cảm nhận rằng người chủ lễ trang nghiêm tâm thanh tịnh, đức hạnh vẹn toàn, nên đã biến nước mưa thành dòng nước Bát công đức. Dòng nước công đức này có khả năng xoa dịu những niềm đau, nỗi khổ và làm cho tâm hồn trở nên thanh khiết, nhẹ nhàng.
>>>>>Xem thêm: Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/2/2024: Tin vui tài lộc, tiền bạc may mắn bất ngờ ngoài dự tính với tuổi nào?
>>> Xem thêm: Quả Phật Thủ Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết – Gia Tiên Chứng Giám, Phúc Lộc Cả Năm
Khi tìm hiểu về ý nghĩa lễ tắm Phật, có thể thấy rằng đây là một nghi thức vô cùng nhân văn và cao đẹp. Lễ này vừa thể hiện lòng thành kính của những người con Phật dâng lên cúng vừa là cơ hội để ta nhìn nhận lại chính mình. Nắm rõ điều này sẽ giúp ta tẩy trừ những hạt giống xấu và hơn hết là nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành, khai mở chân tâm.