Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu

Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu

Hồi hướng công đức là gì? Khái niệm hồi hướng công đức đã quá quen thuộc với tất cả các Phật tử. Biết cách áp dụng những bài Kinh hồi hướng sẽ giúp bản thân và gia đình tăng phước đức, mang đến may mắn và bình an. Cùng tìm hiểu cách hồi hướng đúng chuẩn với từng trường hợp trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu

1. Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì?

Khi học Phật pháp, hồi hướng công đức là một trong số những điều căn bản để phát triển tâm Bồ Đề. Chính vì thế mà câu niệm “Nguyện đem công đức này… hồi hướng về tất cả” xuất hiện trong hầu hết các bài kinh Phật.

Vậy hồi hướng công đức là gì? Để hiểu tường tận nghĩa của cụm từ này, chúng ta phân tích từng vế của nó. Theo đó, “hồi hướng” tích lũy thiện căn công đức hướng đến mục đích tốt đẹp, gia tăng phước đức, những điều tốt lành cho chính mình, cho gia đình và cả chúng sinh. Còn “công đức” được hiểu là những việc làm, hành động từ thiện giúp đỡ mọi người tạo nên giá trị nhân văn cho cuộc sống.

Theo Phật pháp, từng lời nói hành động của con người đều tương ứng với phước báu của chúng. Đó chính là luật nhân quả. Ví dụ, người thường xuyên nói lời hay làm việc thiện sẽ được hưởng phúc đức. Ngược lại, người tu thân không tốt, gây nhiều nghiệp chướng sẽ khiến họ phải chịu quả báo về sau. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có khả năng điều khiển phước báu theo hướng mình mong muốn nhờ những bài kinh hồi hướng công đức.

Cụ thể, người thường bố thí cho người khác sẽ nhận được phước báu là tiền bạc, sự giàu có. Nhưng phước báu đó qua hồi hướng công đức sẽ chuyển thành sức khỏe, tuổi thọ. Ngoài ra, bạn còn có thể hồi hướng phước của mình cho đối tượng khác theo ý muốn.

Hồi hướng công đức là gì? Sau khi phân tích, các Phật tử hiểu rằng hồi hướng công đức là việc con người gieo duyên tích đức và sử dụng nó hướng tới mục tiêu mong muốn giúp bản thân cũng như người được hưởng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu

Tìm hiểu về hồi hướng công đức là gì

2. Ý nghĩa việc hồi hướng công đức cho từng đối tượng

Như đã chia sẻ, công đức tích lũy không hồi chuyển về mình mà còn có thể hướng đến người khác. Với từng đối tượng, việc hồi hướng sẽ mang ý nghĩa riêng cùng với đó là những bài kinh khác nhau.

2.1. Hồi hướng công đức cho phụ mẫu thân sinh

Khi một người phát tâm chân thực, làm nhiều việc thiện hay tụng Kinh, niệm Phật, trì chú,… sẽ nhận được công đức. Nhưng người này hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, dù là còn sống hay đã quy tiên sẽ được gọi là Đại hiếu. Bởi những công đức này có sức chuyển hóa nghiệp mạnh mẽ, nhờ đó nghiệp chướng của cha mẹ sẽ tiêu tan.

Nếu bố mẹ đang ở trạng thái bình thường thì sẽ duy trì được sức khỏe, sự minh mẫn và tuổi thọ tăng thêm. Nếu bố mẹ bạn đang phải đối mặt với bệnh tật thì sẽ sớm vượt qua. Nếu phụ huynh đã mất sẽ được giải thoát, tái sinh được nhiều phước báu.

2.2. Hồi hướng công đức cho các vong linh

Hồi hướng công đức là gì, hồi hướng cho các vong linh và oan gia trái chủ có ý nghĩa ra sao? Việc hồi hướng cho đối tượng này chính là đang giúp họ trả nợ, sám hối. Đến khi nhận đủ công đức được hồi hướng để trả nợ hoặc được khai tâm nhờ nghe niệm Kinh, họ sẽ hiểu được sự ràng buộc của nhân quả luân hồi. Qua đó, họ buông bỏ mọi oán hận, vãng sanh về miền cực lạc.

Đồng thời, bạn nên nhớ oan gia trái chủ không thể giải quyết hết trong một thời gian ngắn mà có khi phải tới hàng chục năm. Do đó, khi thực hiện bất cứ công đức nào, bạn hãy nhớ hồi hướng đến với các oan gia trái chủ. Họ siêu thoát, chúng ta cũng được an yên.

Tìm hiểu thêm: Ngày 27/8 cung gì? Đừng chọn nửa kia vội vàng, đây mới là người hợp với bạn

Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu
Tham khảo bài kinh hồi hướng công đức cho các vong linh

3. Cách hồi hướng công đức đúng nhất

Sau khi hiểu nghĩa hồi hướng công đức là gì, bạn cần biết cách thực hiện thế nào cho chính xác. Nhiều người lầm tưởng hồi hướng công đức rất khó nhưng thực chất lại không hề như vậy. Công đức được tích lũy qua những việc rất đơn giản:

  • Hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, không đánh giá, phán xét một cách tiêu cực bất cứ điều gì. Tích cực tham gia công tác thiện nguyện, làm điều thiện mỗi ngày để tích lũy phước đức cho bản thân.

  • Để phát sinh phước báu, chúng ta cũng nên tuân thủ đúng quy định khi trì giới. Các Phật tử thực hành tu tập những điều căn bản như hành thiền, giữ giới, bố thí, giúp đỡ người khác,…

  • Một cách hồi hướng công đức nữa là đọc Kinh, niệm Phật. Đây là cách vừa thể hiện sự tôn kính với các Ngài vừa giúp chúng ta nhận phước báu và giữ bình an trong tâm tưởng.

  • Trong quá trình thực hiện, bạn nhớ niệm trong đầu rằng “công đức hồi hướng đến…”. Vế sau bạn có thể niệm tên chính mình hoặc tên bố mẹ, người thân hay bất cứ ai bạn bạn muốn hồi hướng. Cùng với đó, bạn hồi hướng công đức đến các mục tiêu khác như tài lộc, tình duyên, sức khỏe,… đều được. Để chuẩn nhất, khi niệm, bạn đừng quên xưng tên, năm sinh, quê quán của mình.

Giống như mọi quy luật phân chia, càng chia nhiều đối tượng thì phần nhận được càng ít đi. Với công đức, bạn hồi hướng cho càng nhiều người thì phước đức theo đó cũng càng được chia nhỏ. Tuy nhiên, bạn không bị mất đi phước báu mà tích tiểu thành đại, phước sẽ tăng dần lên theo thời gian tỉ lệ thuận với những hành động hướng thiện của bạn.

Tìm hiểu hồi hướng công đức là gì? Đừng bỏ qua cách để gia tăng phước báu

>>>>>Xem thêm: Ngày Phật thành đạo là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đức Phật thành Đạo

Làm điều thiện mỗi ngày chính là cách tích luỹ phước đức

Tóm lại, hồi hướng công đức là việc chúng ta sử dụng công đức bản thân tích lũy được hướng đến người hoặc vấn đề mình muốn. Điều này thúc đẩy mỗi người nỗ lực thực hiện các hoạt động để tích đức, từ đó giúp cuộc sống chính mình và mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Mong rằng qua bài viết này, bạn không chỉ biết hồi hướng công đức là gì mà còn hiểu tường tận gốc rễ của hành động tâm linh đầy ý nghĩa này.

  • Tu tâm dưỡng tính là gì? 8 việc nên làm mỗi ngày để tạo phước lành cho con cháu
  • Phước đức là gì? Tạo nhiều phước đức để lòng an yên, tâm thanh thản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *