Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Nếu đã từng biết đến vùng đất linh thiêng của An Giang, chắc hẳn không ít người cũng quan tâm sự tích Ông Năm Chèo. Đây là một trong những chuyện kể nổi tiếng huyền bí bậc nhất được dân gian truyền miệng nhiều đời. Bài viết hôm nay, bạn hãy cùng job3s đi tìm hiểu, khám phá câu chuyện đầy tâm linh này.

Bạn đang đọc: Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

1. Ông Năm Chèo là ai?

Theo truyền thuyết, ông Năm Chèo chính là tên gọi một con cá sấu có hình dáng kỳ lạ do ông Đình Tây nuôi nấng. Không giống như nhiều loài sấu khác, con “nghiệt súc” này có hình dạng dị thường khiến ai cũng kinh khiếp, sợ hãi khi nhìn thấy.

Con cá sấu này mọc đến 5 chân kỳ lạ, toàn thân láng bóng, trổ đầy bông hoa lốm đốm chứ không gai góc, xù xì. Thân hình nó to như một chiếc ghe chèo, mỗi lần cử động đều khiến cả một con sông nổi sóng gió, cuồng phong.

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Sự tích Ông Năm Chèo và những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn bạn chưa biết

2. Sự tích về ông Năm Chèo theo dân gian truyền miệng

Sự tích Ông Năm Chèo bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian của người dân ở vùng núi Cấm, An Giang truyền tụng.

2.1. Hành thiện giúp đời, thu phục “nghiệt súc”

Truyền kể rằng, khi Phật Thầy Tây An còn tại thế, người ngày đêm túc trực hầu hạ ngài chính là ông Đình Tây. Trong suốt quá trình ở cạnh Đức Thầy, ông đã nhiều lần đi hành thiện theo đức hiếu sinh mà Đức Thầy dạy bảo.

Có lần nọ, ông Đình Tây xuống Láng (Láng Linh) và thấy trong căn chòi rách nát có một người phụ nữ sắp sinh. Cảm thương cho hoàn cảnh nghèo khổ lại chuyển dạ một mình, ông Đình đã giúp đỡ đẻ, làm vách che, lợp lại mái nhà.

Việc vừa xong thì chồng của người sản phụ, tên Xinh, hành nghề săn rùa, bắt rắn đi làm về đến. Biết ông Đình cùng mọi người đã giúp đỡ nhà mình nên cảm kích và tạ ơn, đồng thời cũng ngỏ ý biếu quà tặng.

Xinh biếu ông Đình nhiều con cá trong giỏ, sau đó móc từ túi bên hông ra một con sấu con hình thù kỳ lạ. Anh nói rằng mình vừa bắt được nó trong đêm tối với giọng điệu vô cùng thích thú.

Ông Đình Tây nhìn con sấu da trơn bóng, chóp mũi đỏ rực, từ 1 chân mọc chỉa ra thêm 1 chân khác (móng đeo). Ông cũng lấy làm thú vị và tỏ ý chỉ muốn xin con sấu này thay vì giỏ đầy ắp cá.

Ông Đình Tây đem con sấu về và trình với Đức Thầy mọi việc. Lúc này, ngài ngồi bên trên nhìn con sấu thì giật mình, đoạn suy nghĩ rồi thở dài một hơi bảo ông Đình Tây không nên nuôi nó làm gì.

Đức Thầy lý giải đó là một con nghiệt súc, quái vật phải trừ đi kẻo để lại hậu họa về sau cho trần thế. Nhưng vì quá xót thương cho con sấu, ông Đình Tây đã lén giấu Đức Thầy đem nó về trải ruộng Xuân Sơn nuôi nấng.

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Sự tích Ông Năm Chèo bắt nguồn từ câu chuyện của ông Đình Tây đi hành thiện giúp đời

2.2. “Nghiệt súc” trốn thoát gây họa dân gian

Trong góc hồ sen trước sân đình, con sấu ngày càng lớn một cách phi thường. Chỉ trong 3 năm mà kích thước của nó đã có thể quật ngã được một người trưởng thành. Càng lớn tính khí nó càng hung bạo, dữ tợn, thấy vậy ông Đình Tây sợ hãi mới đem xích sắt xích chân nó lại.

Tuy nhiên, trong một đêm mưa gió bão bùng, ông Đình phát hiện con sấu vẫn thoát được rời đi. Hóa ra, nó đã cắn bỏ một bàn chân dư thừa của mình để bỏ đi. Nhớ lại lời Đức Thầy mấy năm trước, ông Đình đến chịu tội và bẩm báo với ngài.

Ngài tỏ ý buồn bã nhưng sau đó vẫn đưa cho ông Đình 5 món bảo bối dùng để bắt sấu. Chúng bao gồm: 1 cây mun cổ phụng, 1 lưỡi câu, 2 cây lao và một đường dây băng. Ngài dặn ông Đình cất giữ cẩn thận để dành về sau trừ quái vật một khi nó hại sinh linh.

2.3. Cuộc thu phục bất thành

Thời gian trôi qua, Phật Thầy viên tịch, bỗng một mùa lụt, sấu trườn lên tại Láng Linh, rượt bắt thiên hạ làm náo động cả vùng. Người ta đến báo với ông Đình. Ông Đình mang bửu bối tới.

Dường như đánh hơi được ông Đình Tây, con sấu biến mất không còn thấy tăm tích. Từ đó, giống như trò chơi trốn tìm hễ ông Đình đến Láng thì sấu không thấy tăm hơi, hễ ông vắng mặt nó liền nổi lên quấy phá.

Biết như vậy, nên mỗi lần sấu nổi dậy, người dân Láng Linh bèn đồng thanh la: “Bớ ông Đình ơi, ông Năm Chèo dậy!”. Hễ nghe câu đó, sấu sẽ chạy ngay dù có gặp miếng mồi ngon béo bở đến mức nào.

Sau nhiều lần thu phục bất thành, ông Đình nói to: “Nếu nghiệt súc ngươi chưa tới số thì từ nay hãy yên lặng, đừng nổi lên. Bằng không khi mạng căn đã hết hãy sớm chịu tội với trời đừng để phiền tới ta”. Từ lần đó, người ta không còn thấy sấu đâu nữa.

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Con sấu Năm Chèo luôn nổi lên gây hại cho dân lành

3. Ông Năm Chèo hiện nay ở đâu, còn sống hay đã chết?

Người ta đồn đoán rằng, ông Năm Chèo đang nằm trên dòng sông Vàm Nao chảy qua địa phần các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), xã Tân Trung (huyện Phú Tân) và xã Bình Thủy (huyện Châu Phú), tỉnh An Giang.

Dòng sông chỉ dài hơn 7km, cực kỳ sâu (độ sâu 17m), nổi tiếng là con sông ngắn nhất hệ thống sông ngòi Việt Nam. Dù ngắn nhưng đây lại là con sông từng gây nhiều tai nạn trong lịch sử.

Người xưa kể lại rằng, nơi đây tập trung nhiều loài cá dữ ăn thịt người, nước chảy cuộn xoáy dữ tợn đến rắn bơi qua còn sợ đứt đuôi. Không ít nhà dân từ xưa đến nay cũng đã bị sạt lở xuống lòng sông mất tăm mất tích trong chớp mắt.

Đó là lý do vì sao người ta tin rằng, ông Năm Chèo đang ẩn mình tại nơi đây. Mọi tai ương, tính mạng, tài sản của người dân đều do ông Năm Chèo quấy phá, gây ra. Thậm chí, người ta còn phán đoán đó chỉ là những lần trở mình của ông mà thôi nhưng hậu quả đã khủng khiếp như vậy.

Tìm hiểu thêm: Chơi cầu cơ là gì? Nhớ kỹ các nguyên tắc này để bạn không bị ám

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang
Sông Vàm Nao – Nơi được cho rằng ông Năm Chèo đang ẩn mình

4. Ông Năm Chèo có thật không, ý nghĩa sâu xa từ sự tích

Chẳng ai biết sự tích Ông Năm Chèo có thật hay không nhưng nhiều chứng tích vẫn còn để lại cho đến ngày nay. Tại lăng ông Đình Tây xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, ngoài ngôi mộ và bàn thờ của hai vợ chồng, người ta còn tìm thấy các món đồ mà Đức Thầy Tây An đã truyền lại cho ông để thu phục ông Năm Chèo ngày ấy.

Trên bức tường bên của bàn thờ, bạn cũng sẽ nhìn thấy bức tranh miêu tả cực sống động về câu chuyện này. Điều đó cũng phần nào chứng minh câu chuyện là có thật, thế nhưng tình tiết có thêm thắt hay không thì không rõ.

Tuy chỉ là truyền thuyết, nhưng thông qua sự tích Ông Năm Chèo có thể hình dung ra cảnh khẩn hoang của người dân Nam Bộ ta xưa. Đây đích thị là một vùng đất hoang nhiều hiểm trở, khó khăn tiềm ẩn.

Rừng rậm hoang vu, cá sấu và hổ là 2 loài hung dữ gây nhiều tai họa, bất trắc nhất cho các lưu dân. Và sự tích ông Năm Chèo cũng nằm trong dòng chảy văn hóa dân gian Nam Bộ, ghi lại dấu ấn ông cha ta khai khẩn đất khi xưa.

Ngoài ra, sự tích ông Năm Chèo cũng mang một ý nghĩa sâu xa về lòng kính phục, biết ơn những người đã khai kênh, sông, mở đất, diệt trừ thú dữ. Ông Đình Tây chính là đại diện đó, người đã chế ngự được con sấu hung hãn, trừ tai họa cho dân làng.

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

Sự tích Ông Năm Chèo mang nhiều ý nghĩa về văn hóa dân gian Nam Bộ

5. Những dự đoán ly kỳ về ông Năm Chèo trong tâm thức Phật tử

Nói theo cách của dân gian, những người Phật tử theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, thì ông Năm Chèo còn mang ý nghĩa khác. Họ cho rằng, con nghiệt súc đã ăn năn, hối lỗi, giờ chỉ nằm yên ở một nơi nào đó dưới đáy sông Vàm Nao để tu tánh.

Ông Năm Chèo chỉ nằm đó, há hốc mồm ra hứng giống như một miệng không đáy to ở giữa sông. Như vậy, vô số tôm cá, thức ăn sẽ rơi tọt vào miệng no nê mà không cần động đậy, trở mình.

Hiện nay, ông Năm Chèo đã lớn đến hàng chục cây số, cái đầu ở giữa ngã ba sông Vàm Nao. Cái đuôi thì ở miệt dưới nên không thể nào cựa quậy nổi. Với thân hình to lớn khổng lồ như vậy, ông Năm Chèo đã không thể di chuyển, đứng dậy được như trước nữa.

Ông nằm im mãi như vậy lâu ngày nên phù sa bồi đắp, lập thành cồn nổi giữa sông. Thế nhưng, do lâu lâu tê mỏi ông Năm Chèo cũng sẽ trở mình cục cựa khiến đất lở, nhà sụp.

Rồi một ngày nào đó, ông Năm Chèo sẽ trừng lên tìm kiếm những kẻ hung hăng, gian ác trừng trị. Đó là những tàu chiến, máy bay của giặc, người làm việc ác nhơn thất đức kéo nhau tới nạp mạng không ngừng.

Còn những người hiền lành, có căn tu, ăn hiền ở lành sẽ được ngồi trên lưng ông để sang bờ bên kia một cách an nhàn. Đó cũng là ý đồ của những bậc chân tu muốn truyền đạt dựa theo câu chuyện tâm linh kỳ bí.

Đức Thầy dạy rằng sống hiền lành sau này sẽ được về cõi Phật Trời, tiên thánh, về cực lạc hưởng thụ. Người không có đức, sống hung dữ, không hiếu thảo với mẹ cha thì đều vào miệng Ông Năm Chèo.

Người sống ở đời cần phải biết sợ quả báo, sợ những hậu họa do mình gây ra. Như vậy thì mới luôn sống tốt, sống hiền lành và tạo phước đức về sau.

Sự tích Ông Năm Chèo: Những chuyện kể ly kỳ về nghiệt súc dữ tợn tại An Giang

>>>>>Xem thêm: Đeo nhẫn ngón giữa tay trái nữ: Ý nghĩa và cách đeo sao cho may mắn

Sự tích Ông Năm Chèo còn mang ý nghĩa sâu sắc về nhân quả báo ứng trong kinh Phật

Sự tích Ông Năm Chèo là chuyện kể dân gian phát sinh tại tỉnh An Giang không được nhiều người biết đến. Thế nhưng với người dân Thất Sơn, ai ai cũng biết, cũng từng nghe và tin tưởng.

Có thể khẳng định, sự tích Ông Năm Chèo không chỉ là một câu chuyện vui để tán dóc với nhau những lúc nông nhàn mà còn ẩn chứa nhiều giá trị, ý nghĩa mà tiền nhân muốn gửi gắm lại cho hậu thế mai sau.

  • Ông Hoàng Bảy Là Ai? Cầu Tài Được Tài, Cầu Lộc Có Lộc Có Phải Thật?
  • Mạnh Bà Là Ai? Giải Mã Truyền Thuyết Thú Vị Về Món Canh Luân Hồi Chuyển Kiếp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *