Sắm lễ tạ mộ không thể chuẩn bị qua loa, sơ sài. Bởi tạ mộ là nghi thức thiêng liêng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Vậy lễ tạ mộ nên mua gì làm lễ cho phù hợp, đầy đủ?
Bạn đang đọc: Sắm lễ tạ mộ: Nhớ ngay những món đồ tuyệt đối không được thiếu
1. Lễ tạ mộ và các loại lễ tạ mộ
Lễ tạ mộ là cách thế hệ sau bày tỏ sự tri ân với các vị thần linh, ông bà tổ tiên. Gia chủ thực hiện sắm lễ tạ mộ, chuẩn bị văn khấn cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình. Tùy theo loại lễ mà việc tạ mộ có thể thực hiện ở những địa điểm khác nhau: tại gia, ngoài đồng, tại ban Phật,…
Có nhiều loại lễ tạ mộ theo phong tục của người Việt từ ngàn xưa. Đó là tạ mộ cuối năm, tạ mộ thanh minh, tạ mộ rằm tháng 7, tạ mộ ngày giỗ,… Tuy nhiên, lễ tạ mộ dịp cuối năm cận Tết và tạ mộ sau xây dựng là phổ biến nhất.
- Lễ tạ mộ dịp cuối năm
Hằng năm, cuối năm âm lịch, người người nhà nhà không bao giờ quên tới khu lăng mộ tổ tiên dù bận rộn đến đâu. Dịp này, mọi người đến dọn dẹp phần mộ và làm lễ mời ông bà tổ tiên về sum vầy Tết Nguyên đán cùng con cháu. Với truyền thống coi trọng việc thờ phụng người đã khuất nên văn khấn và sắm lễ tạ mộ đều được chuẩn bị chu đáo.
- Lễ tạ mộ sau khi hoàn thành mộ mới
Khi việc xây mộ mới đã xong, gia chủ thực hiện lễ cúng để đón người đã mất “về nhà” an nghỉ. Việc xây cất này cũng ảnh hưởng tới thần linh ngự trên đất đó. Vì thế, khi đã hoàn tất việc xây dựng cần sắm đồ lễ tạ mộ để cảm tạ thần linh giúp đỡ cho gia tiên nơi chín suối, bảo vệ long mạch mộ phần.
2. Sắm lễ tạ mộ chu toàn, đầy đủ
Về cơ bản, sắm đồ lễ tạ mộ cho các dịp tương đối giống nhau. Một số loại lễ cần chuẩn bị những món đồ đặc trưng khác. Sắm lễ tạ mộ dựa trên sự thành tâm chứ không nhằm mục đích khoe khoang. Vậy nên đồ lễ chỉ cần mua đúng, mua đủ chứ không phải lễ nhiều cúng lâu sẽ được phù hộ nhiều hơn.
2.1. Chuẩn bị lễ tạ mộ dịp cuối năm
Sắm lễ tạ mộ cuối năm cần chú ý đến hai lễ: lễ thần linh và lễ tạ tổ tiên.
- Lễ thổ địa, thần linh tại phần mộ
Phần lễ này với lễ mặn chủ yếu là xôi gà hoặc xôi giò. Một số nhà chuẩn bị lễ nhiều món như một mâm cỗ. Lễ ngọt nên có hoa quả, nên nhớ không chọn các loại quả như sầu riêng, mít,… Trường hợp khu nghĩa trang không có miếu thần linh thì bạn có thể đặt lễ cạnh phần mộ và khấn vái đất trời.
- Lễ tạ tổ tiên cuối năm
Với lễ tại mộ phần ngoài đồng, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ những đồ cơ bản. Bao gồm: hoa tươi, trái cây, trầu cau, chè thuốc, rượu trắng, cốc nến, hương, vàng mã. Nhiều gia đình còn chuẩn bị cả vật dụng, quần áo dành cho người đã khuất với quan niệm “trần sao âm vậy”.
Ngoài việc sắm lễ tạ mộ, bạn cũng nên lưu ý việc dọn dẹp mộ phần. Định kỳ theo quý tới khu lăng mộ phát quang cỏ dại, lau chùi bia mộ, sửa chữa vị trí bị hư hại,… Phần mộ sạch sẽ thì tổ tiên cũng được mát mẻ nơi suối vàng, phước phần gia chủ tăng lên, mọi chuyện hanh thông.
Tìm hiểu thêm: Tuổi Mậu Ngọ sinh con năm nào tốt, đường sự nghiệp, gia đạo đều khởi sắc tốt đẹp
2.2. Lễ tạ mộ mua gì cho mộ mới xây?
Sắm đồ lễ tạ mộ đối với phần mộ mới xây hoặc mới tu sửa đòi hỏi phải kỳ công hơn. Đặc biệt, phần chuẩn bị vàng mã cần nhiều thứ hơn so với lễ tạ mộ cuối năm.
- Lễ thần linh
Tương tự như sắm lễ tạ mộ cuối năm, gia chủ cũng chuẩn bị xôi thịt hoặc xôi gà, một ít vàng mã để thắp hương ở ban thần linh. Nghĩa trang không có miếu thần linh thì đặt lễ ngay cạnh lễ gia tiên.
- Lễ gia tiên
Cúng tạ mộ mới xây yêu cầu phần lễ vật phải chuẩn chỉnh hơn. Từng địa phương theo phong tục có thể khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung vẫn bao gồm:
+ Hoa tươi: Lựa chọn ưu tiên hàng đầu là hoa cúc, hoa bách hợp trắng. Nếu không vướng điều kiêng kỵ, gia chủ có thể chọn hoa người khuất yêu thích (lưu ý chọn đủ 10 bông).
+ Trầu cau: Chọn 3 lá trầu, cành 3 quả cau dài đẹp.
+ Trái cây: Bày mâm ngũ quả, tránh các loại quả nhiều gai và không dùng quả nhựa.
+ Lễ mặn: Một đĩa xôi trắng hoặc xôi đỗ to, một con gà trống thiến luộc cánh tiên.
+ Khác: Rượu 0,5 lít hoặc 10 lon bia; chè thuốc, cốc nến,…
>>>>>Xem thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 29/1/2024: Bạch Dương gây ấn tượng tốt, tài chính khởi sắc
Về phần vàng mã, sắm đồ lễ tạ mộ mới xây yêu cầu nhiều hơn lễ tạ mộ cuối năm, cụ thể:
+ Chuẩn bị một cây vàng hoa đỏ
+ 5 con ngựa các màu xanh, vàng, đỏ, tím, trắng kèm theo kiếm, roi, cờ lệnh; 5 bộ đầy đủ mũ – áo – hia loại to. Trên lưng mỗi con ngựa đặt 10 lễ vàng tiền.
+ Để riêng 4 đĩa sắp xếp tiền vàng và tiền xu:
Đĩa 1: 1 đinh tiền xu
Đĩa 2: 1 đinh tiền vàng, 7 đinh tiền xu
Đĩa 3: 3 đinh tiền vàng, 1 đinh tiền xu
Đĩa 4: 9 đinh tiền vàng, 1 đinh tiền xu
+ Quần áo: Tùy vào vong linh trong phần mộ mới xây mà sắm lễ tạ mộ quần áo cho phù hợp.
Với lễ tạ mộ mới xây, gia chủ nên chọn ngày hoàng đạo gần nhất với ngày hoàn thành mộ để làm lễ. Đồng thời, đừng quên dọn dẹp sạch sẽ phần mộ và những khu vực xung quanh sau khi thực hiện các nghi thức.
Lễ tạ mộ vẫn luôn là lễ cúng quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Sắm lễ tạ mộ chu đáo, thành tâm cũng là cách để người ở dương thế yên lòng vì đã trọn hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên.
- Mâm lễ và bài cúng cuối năm: Hướng dẫn làm đúng ngày, tránh gặp sai sót
- Cúng ông Táo mấy giờ để gia chủ có một năm mới “bạc tiền rủng rỉnh”