Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất

Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất

Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi trong đời sống tâm linh của mỗi người Việt. Rất nhiều nơi tổ chức ngày vía mẹ Quan Âm với một nghi lễ thành kính và linh thiêng nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngày này và cách chuẩn bị lễ cúng trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất

1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Hình tượng và ý nghĩa của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát có mối liên hệ đặc biệt trong đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đức Phật A Di Đà và Phật Đại Thế Chí Bồ Tát là 3 vị Phật tiêu biểu, đại diện cho Phật Giáo Việt Nam.

Trong đó, Phật A Di Đà là đại diện của đấng cứu thế toàn năng của Phật Giáo. Ngài được phò trợ bởi 2 Vị Phật thế tôn: 1 bên là Quan Thế Âm Bồ Tát- cứu khổ chúng sinh, một bên là Đại Thế Chí Bồ Tát- đại diện cho ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài. Ngày vía mẹ Quan Âm là ngày lễ bái dành riêng cho Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất

Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Mặc dù cùng là bộ 3 vị Phật tượng trưng có sức mạnh và quyền năng tối cao nhất của nhà Phật nhưng sức ảnh hưởng của Quan Thế Âm Bồ Tát lại mạnh mẽ hơn rất nhiều trong văn hoá tâm linh của người Việt. Điều này, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

>>> Xem thêm: Khất Thực Là Gì? 5 Lợi Ích Cúng Dường Khất Thực Không Phải Ai Cũng Biết

2. Ý nghĩa Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Một là, văn hoá tâm linh của người Việt đề cao yếu tố “nữ giới” hơn là các “nam thần”. Phụ nữ đại diện cho lòng từ tâm và sự bao dung nên hình tượng Phật bà Quan Thế Âm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn hoá tâm linh của người Việt. Điều này được phản ảnh rõ trong văn hoá của người Việt có rất nhiều vị thần nữ.

Hai là, cùng là đại diện cho năng lực cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ luân hồi, nhưng phật Bà Quan Thế Âm với hình tượng khắc họa đậm nét và rõ ràng hơn đã tạo được mối liên kết chặt chẽ hơn với tâm thức của người dân. Hình tượng Phật Bà Quán Âm với khuôn mặt dịu hiền, toả ánh sáng bao phủ cứu chúng sinh khỏi đau khổ trần thế.

Tìm hiểu thêm: Mơ thấy màu xanh: Điềm báo tài lộc thịnh vượng hay thất thoát tài sản

Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất
Quan Thế Âm Bồ tát là đại diện cứu khổ chúng sinh

Một tay bà cầm bình nước cam lộ. Dòng nước tinh khiết, tượng trưng cho lòng Từ Bi và Thiện Tâm. Một tay bà cầm lá liễu, tượng trưng cho sự nhẫn nại. Điều này cũng gợi cho chúng ta suy nghĩ một bài học nhân sinh lớn ở đời. Để hoàn thiện nhân cách lớn ở mỗi người, chúng ta chỉ cần 2 hành trang là đủ, một là Thiện Tâm và hai là Nhẫn.

Ba là, bản thân tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát đã nói lên sức ảnh hưởng mạnh mẽ về tâm linh của bà với người Việt. Quan có nghĩa là quan sát, Thế là thế gian, Âm là Âm thanh cơ cực. Quan Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là vị Phật quan sát và nhìn thấy mọi âm thanh cơ cực nơi trần gian.

Bởi thế, tượng Phật Quan Thế Âm và ngày vía mẹ Quan Âm được phổ biến rộng khắp ở nhiều nơi ở Việt Nam.

>>> Xem thêm: Vị Phật Nào Đứng Đầu Trong Tam Giới? Giải Mã Thế Giới Về Phật Pháp

3. Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng

Tâm thức văn hoá của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung đều quan tâm nhiều về thế giới tinh thần và cảm xúc bên trong. Đa số người Việt đều quan tâm đến đời sống hạnh phúc tinh thần và muốn hướng đến cuộc sống cân bằng giữa đời sống vật chất và tình cảm.

Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất

>>>>>Xem thêm: Căn duyên tiền định tuổi Đinh Hợi: Phạm con giáp này, lộc trời không cánh mà bay

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm

Hình ảnh từ bi, cứu khổ chúng sinh của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, vì thế tạo được mối gắn kết tự nhiên với đời sống tâm linh và tinh thần của đại đa số người Việt. Cùng với ý nghĩa lễ bái để thể hiện sự tôn kính và cầu mong sự che chở của Phật Bà đến đời sống của cá nhân và gia đình của từng thành viên, ngày vía mẹ Quán Âm được tổ chức định kỳ vào 3 tháng mỗi năm:

  • Ngày 19/2 (âm lịch) là ngày Phật Quan Thế Âm đản sinh.
  • Ngày 19/6 (âm lịch) là ngày Phật Quan Thế Âm thành đạo.
  • Ngày 19/9 (âm lịch) là ngày Phật Quan Thế Âm xuất gia.

3.1. Tại sao ngày vía mẹ Quan Âm lại là ngày 19?

Theo quan niệm của Phật Giáo, để hết khổ con người phải đi qua đủ 6 căn, 6 trần, 6 thức và 1 Trí. Trong đó, 6 căn của Phật giáo bao gồm:

  • 6 bộ phận giác quan của cơ thể: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
  • 6 trần là 6 đối tượng cảm nhận của giác quan: hình ảnh, âm thanh, mùi hương, vị giác, xúc giác và phân biệt.
  • 6 thức là thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, và ý thức.

Chừng nào con người còn sự phân biệt, chừng đó còn sự đau khổ và con người sẽ phải đi qua Trí để thấu hiểu vạn vật là như nhau và không có phân biệt. Đến ngày thứ 19 là ngày con người sẽ thấu hiểu hết mọi việc để thoát khỏi khổ đau. Do vậy, ngày vía mẹ Quan Âm được chọn tổ chức vào ngày 19.

3.2. Nghi lễ cúng bái vào ngày vía mẹ Quan Âm?

Đồ cúng cho Phật Quan Thế Âm Bồ Tát phải là đồ chay bao gồm oản và xôi chay cúng kiếng. Ngoài ra, hoa tươi và hương nhang cũng là đồ cúng không thể thiếu trên bàn thờ Phật. Bên cạnh đó, bàn thờ Phật cũng cần được thường xuyên lau chùi và đảm bảo sạch sẽ để thể hiện lòng tôn kính với Phật.

Tóm lại, Phật Bà Quan Thế Âm cũng như nghi lễ cúng bái Phật vào ngày vía mẹ Quan Âm có một ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *