Mâm ngũ quả gồm những gì? Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong những ngày Tết từng miền ra sao? Mỗi năm tới dịp Tết đến xuân về, mâm ngũ quả thường xuất hiện trên bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết không chỉ mang tới không khí Tết lan tỏa ra mọi nơi mà còn có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Mâm ngũ quả gồm những gì? Cách chưng mâm ngũ quả truyền thống
1. Mâm ngũ quả gồm những gì?
Mâm ngũ quả được hiểu là một mâm trái cây với khoảng 5 loại quả khác nhau thường được bày biện trong các dịp Tết Nguyên Đán. Mâm ngũ quả thường xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên hoặc được đặt tại phòng khách.
Thông qua các loại trái cây được bày biện trên mâm giúp gia chủ thể hiện rõ mong muốn của bản thân qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp. Ngày nay việc bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết mang nhiều ý nghĩa về mặt trang trí chứ không chỉ riêng ý nghĩa tâm linh như phong tục xưa.
2. Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc
Mâm ngũ quả gồm những gì ở miền Bắc? Đối với người dân miền Bắc thì một mâm ngũ quả đẹp đúng tiêu chuẩn cần có đủ các loại trái cây khác nhau như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất,.. Khi bày biện các loại hoa quả màu sắc rực rỡ, bạn cũng cần đảm bảo được sự hòa đồng tuân theo Ngũ Hành:
-
Kim là màu trắng.
-
Mộc là màu xanh lá.
-
Thủy là màu đen.
-
Hỏa là màu đỏ.
-
Thổ là màu vàng.
Chuối được bày biện trong mâm ngũ quả cần để nguyên cả nải, phải là chuối xanh thể hiện sự quần tụ, sum vầy. Bưởi có màu vàng thể hiện cho sự may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ với tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên trong nhà để phù hộ cho gia chủ.
Người dân miền Bắc thường bày trí mâm ngũ quả theo kiểu truyền thống như đặt nải chuối xanh ở phần phía dưới cùng để nâng đỡ lên các loại quả khác. Chính giữa sẽ đặt bưởi, phật thủ hoặc mãng cầu. Những loại quả còn lại được bày trí tùy ý xung quanh, ở các chỗ trống còn lại có thể nhét thêm ớt đỏ.
3. Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung
Việc người dân miền Trung thường xuyên gặp thiên tai như lũ lụt, hạn hán,.. dẫn tới đất đai cũng không quá màu mỡ, ít trái cây. Vì thế mà mâm ngũ quả của họ thường khá đơn giản, không câu nệ về hình thức mà đề cao sự thành tâm của gia chủ.
Vậy mâm ngũ quả gồm những gì ở miền Trung? Dưới đây là những loại quả phổ biến:
-
Thanh long
-
Chuối
-
Dưa hấu
-
Mãng cầu
-
Dứa
-
Sung
-
Cam
-
Quýt,..
4. Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam
Mâm ngũ quả gồm những gì đối với người dân miền Nam? Mâm ngũ quả miền trong tương ứng với 5 loại quả sau:
-
Xoài
-
Mãng cầu
-
Sung
-
Dừa
-
Đu đủ
Thêm vào đó người miền Nam còn không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa xui xẻo như chuối, lê, cam và quýt,.. Cách trang trí được thống nhất là đặt đu đủ, dứa, xoài lên mâm trước; do các loại quả này có hình dạng khá to và nặng để đỡ các loại trái cây khác; sau đó mới lần lượt bày các loại quả còn sót lại.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa quẻ số 36 và ứng dụng thực tế: Tiến lên thì tất yếu sẽ bị tổn thương
Xem thêm: Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết 2024 Giáp Thìn?
5. Cách bày trí mâm ngũ quả chuẩn Tết truyền thống
Dưới đây là 2 cách trang trí mâm ngũ quả cho ngày Tết trong gia đình mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Cách bày trí 1
Sau khi tìm hiểu rõ về mâm ngũ quả gồm những gì thì bạn tiến hành chuẩn bị nguyên liệu:
-
12 quả quýt.
-
5 quả xoài
-
1 quả vú sữa
-
1 quả phật thủ
-
1 quả thanh long
-
1 quả lê
-
1 quả táo
-
8 quả ớt
-
Quất (tùy ý muốn)
Cách thực hiện đơn giản như sau:
-
Bước 1: Sau khi mua các loại quả trên về thì tiến hành rửa sạch và để ráo nước.
-
Bước 2: Đặt quýt vào trong lòng đĩa.
-
Bước 3: Ở phần thành đĩa bạn đặt xen kẽ 1 quả xoài cùng 1 quả quýt.
-
Bước 4: Tiếp đến là đặt thanh long ở chính giữa ngay phía trên quýt và xung quanh thì xếp thêm vú sữa, phật thủ, táo. 1 quả quýt và lê để giữ cho thanh long được đứng vững.
-
Bước 5: Cuối cùng là đặt thêm ớt đỏ vào giữa xoài và quýt ở thành đĩa, quất thì trang trí thêm vào các khoảng trống còn lại sao cho nhìn đẹp mắt
5.2. Cách bày trí 2
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu:
-
14 quả quýt
-
1 quả táo
-
4 quả xoài
-
1 quả vú sữa
-
10 quả ớt
-
1 quả dưa hấu
-
1 quả lê
-
1 quả phật thủ
-
Quất (tùy ý muốn)
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Đầu tiên bạn đặt trái dưa hấu vào bên trong lòng đĩa đồng thời xếp quýt ở thành bên cạnh.
-
Bước 2: Để cố định trái dưa hấu thì bạn sẽ đặt bên cạnh quả phật thủ, quả lê và phía trước và sau sẽ là xoài cùng quýt.
-
Bước 3: Sau đó đặt thêm bên cạnh quả dưa hấu là vú sữa và táo
-
Bước 4: Cuối cùng để ớt vào xung quanh đĩa giữa những quả quýt và quất ở khoảng trống mong muốn sao cho trông đẹp mắt là được.
>>>>>Xem thêm: Con số may mắn hôm nay 7/11/2023 của 12 con giáp: Nhận số đắc lộc
5.3. Cách bày trí 3
Chuẩn bị các nguyên liệu dưới đây:
-
10 quả quýt
-
2 quả vú sữa
-
1 quả phật thủ
-
1 quả thanh long
-
2 quả xoài
-
Ớt, quất (tùy ý muốn)
-
1 nải chuối
-
1 quả mãng cầu
-
2 quả táo
-
1 quả lê
Cách thực hiện bao gồm các bước:
-
Bước 1: Đầu tiên bạn đặt vào giữa là một nải chuối xanh.
-
Bước 2: Xung quanh ở phần dưới cho thêm 1 quả xoài, 2 quả vú sữa cùng 2 trái táo ở 2 bên hông mặt trước.
-
Bước 3: Đặt bên cạnh nải chuối mỗi bên 2 quả quýt xếp chồng lên nhau.
-
Bước 4: Phần mặt sau đặt quả thanh long lên giữa nải chuối và xung quanh là xoài, phật thủ và lê. Đồng thời bày trí thêm quýt phía sau để giữ vững mâm ngũ quả.
-
Bước 5: Cuối cùng đặt phía sau quả mãng cầu và xung quanh thành đĩa là những quả ớt, quất đỏ.
Xem thêm: Cúng Ông Táo Mấy Giờ Để Gia Chủ Có Một Năm Mới “Bạc Tiền Rủng Rỉnh”
Dù là có sự khác biệt trong mâm ngũ quả của ngày Tết ở 3 miền nhưng chúng đều mang ý nghĩa đặc biệt, bày tỏ lòng thành kính với gia tiên. Việc nắm được mâm ngũ quả gồm những gì sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bày biện cho gia đình một mâm ngũ quả ngày Tết thật đẹp và đầy đủ.