Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia

Mâm cúng hoá vàng ngày Tết là phong tục cổ truyền của người Việt, dưới đây là mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia.

Bạn đang đọc: Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia

Mâm cúng hoá vàng là phong tục không thể thiếu của người Việt Nam. Tuy vào điều kiện kinh tế và tập quán ở mỗi nơi mà các gia đình sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng hoá vàng khác nhau. Vậy mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất gồm những gì?

Tìm hiểu về lễ cúng hoá vàng chuẩn nhất

Theo các chuyên gia cúng hoá vàng là một trong những tục lệ phổ biến đã có từ lâu đời của người Việt Nam.

Người Việt quan niệm rằng, cứ đến ngày 30 Tết thì các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng tất niên để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Rồi khi hết 3 ngày Tết thì con cháu lại sửa soạn mâm cơm cúng để tiễn đưa tổ tiên ông bà về cõi âm. Lễ cúng hoá vàng ra đời là xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia

Lễ cúng hoá vàng là tập tục lâu đời của người Việt Nam

Lễ cúng hoá vàng không cần quá sang trọng nhưng cần thể hiện sự trang nghiêm và thành kính của con cháu đối với bậc bề trên. Việc chọn ngày làm lễ cúng hoá vàng tuỳ thuộc vào từng gia đình nhưng lễ cúng hoá vàng chủ yếu sẽ diễn ra từ ngày mồng 3 Tết đến ngày 10 Tết Nguyên đán. Và hầu hết các gia đình đều lựa chọn ngày mồng 3 Tết để làm lễ hoá vàng đưa chân các cụ.

Theo các chuyên gia Phong thuỷ, năm Giáp Thìn 2024 ngày mồng 3 Tết sẽ rơi vào ngày thứ 2 (12/2/2024 dương lịch). Theo lịch vạn niên các khung giờ tốt có thể tiến hành làm lễ cúng hoá vàng trong ngày 3 Tết sẽ gồm các giờ sau:

  • Giờ Tân Mão (từ 5h-7h)
  • Giờ Giáp Ngọ (từ 11h-13h)
  • Giờ Bính Thân (từ 15h-17h)
  • Giờ Đinh Dậu (từ 17h-19h)

Ngoài ngày mồng 3 Tết là ngày hoá vàng quen thuộc thì năm 2024 Giáp Thìn vẫn còn có 2 ngày khá phù hợp khác để làm lễ hoá vàng là ngày mồng 4 và ngày mồng 5 tháng Giêng. Các bạn có thể lựa chọn các khung giờ cúng hoá vàng 2 ngày này như sau:

Ngày mồng 4 Tết 2024 (ngày 13/2/2024 dương lịch)

Các giờ đẹp trong ngày mồng 4 Tết là: (từ 5h đến 7h; từ 9h – 11h, từ 15h- 17h)

Ngày mồng 5 Tết 2024 (ngày 13/2/2024 dương lịch)

Các giờ đẹp trong ngày mồng 5 Tết là: (từ 7h – 9h; từ 9h-11h; từ 13h-15h).

Xem thêm: Phát Tài Phát Lộc Khi Đầu Năm Mua Muối, Cuối Năm Mua Vàng

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất gồm những gì?

Lễ cúng hoá vàng sẽ không thể thiếu mâm cơm cúng. Vậy, mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất gồm những gì?

Mâm cúng hoá vàng gồm những gì và gợi ý mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất

Tuỳ vào phong tục của mỗi vùng miền và điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình sẽ có các chuẩn bị mâm cúng hoá vàng khác nhau. Tuy nhiên mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất sẽ gồm có các món dưới đây:

Một đĩa hoa quả

Nến, hương, đèn

Bánh kẹo (tuỳ từng gia đình)

Cau trầu, một bao thuốc lá, một gói chè

Vàng mã và tiền âm phủ

Một cành hoa đào hoặc một lọ hoa tươi

Một số vùng miền sẽ có thêm 2 cây mía vì quan niệm của một số nơi, cây mía để các cụ có thể chống đi cho khỏi mỏi hoặc là dùng để cõng đồ cúng về trời.

Tìm hiểu thêm: Có được dãy số may mắn tài lộc này, chỉ cần ngồi không cũng giàu to

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia
Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất gồm có gì?

Tuỳ vào từng gia đình, có gia đình sẽ làm mâm cúng chay nhưng cũng có gia đình làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ mặn sẽ gồm các món sau: Gà luộc, giò luộc hoặc thịt luộc, một bát canh măng, một đĩa xào thập cẩm, một số gia đình sẽ có thêm một bát canh cá chép nấu bỗng với quan niệm “cá chép hoá rồng”.

Gà lễ dùng trong mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất là gà trống luộc (tuyệt đối không dùng gà trống thiến hoặc gà bị dị tật).

Đĩa dùng đựng gà luộc phải là đĩa to, sạch để bày được đầy đủ con gà.

Nếu như đặt mâm cúng ngoài trời thì gia chủ cần phải để đầu gà hướng ra ngoài đường.

Lưu ý khi làm mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất có thể là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Gia chủ cần lưu ý khi hoá vàng thì phần tiền vàng lễ của gia thần phải hoá trước rồi đến tiền vàng và đồ dùng của tổ tiên.

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất theo gợi ý của các chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Vãng sanh là gì? Bất ngờ với ý nghĩa của vãng sanh trong Phật giáo

Mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất cần có một chú gà trống

Sau khi làm mâm cúng hoá vàng đưa tiễn ông bà tổ tiên về trời thì coi như là đã hết Tết, gia chủ sẽ bắt đầu một năm mới may mắn, thuận lợi và bình an.

Gia chủ cũng cần phải hoá vàng mã và tiền vàng ở nơi thoáng mát. Cần có đồ hoá vàng riêng chứ không tuỳ tiện lấy đồ hoá vàng không sạch sẽ.

Sau khi lễ đã cháy hết gia chủ nên vảy thêm một chút rượu vì theo quan niệm làm vậy thì tổ tiên mới nhận được số tiền đó và tiêu được.

Có một số gia đình còn cẩn thận mang theo hai cây mía thắp hương rồi hơ trên phần tiền lễ mới hoá để khi các cụ gánh đồ lễ về cõi âm sẽ không bị quỷ cướp đi.

Còn phần mâm cúng hoá vàng thì để con cháu tụ tập đông đủ và thụ lộc để dùng bữa cơm sum vầy, thân mật.

Sau khi bày biện mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất thì gia chủ sẽ tiến hành thắp hương rồi khấn bài văn khấn hoá vàng để tiễn đưa ông bà tổ tiên về cõi âm.

Trên đây là gợi ý mâm cúng hoá vàng chuẩn nhất. Thông tin mang tính tham khảo và chiêm nghiệm.

Xem thêm: Tết Giáp Thìn 2024 Hóa Vàng Ngày Nào Đẹp Để Gia Tiên Độ Trì Bình An Quanh Năm?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *