Điểm cực Đông trên đất liền nước ta được xác định là Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn (Vịnh Vân Phong), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thế nhưng, lại có nhiều ý kiến khác cho rằng nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam chính là hải đăng Mũi Điện (hải đăng Đại Lãnh) tỉnh Phú Yên. Đâu mới là câu trả lời chính xác?
Bạn đang đọc: Điểm cực Đông trên đất liền nước ta nằm ở đâu, ở Mũi Đôi hay Mũi Điện?
1. Điểm cực Đông trên đất liền nước ta là gì?
Điểm cực Đông trên đất liền nước ta được xác định là phần đất nằm trên khu vực đất liền. Đây sẽ là nơi đầu tiên đón ánh bình minh sớm nhất trên mảnh đất hình chữ S. Cùng với điểm cực Đông sẽ có các điểm cực tây, cực bắc và cực nam trên đất liền.
2. Điểm cực Đông trên đất liền nước ta thuộc tỉnh nào?
Khi nhắc đến điểm cực Đông của Việt Nam, không ít tranh luận đã nảy ra về việc: Đâu là nơi đón bình minh đầu tiên của nước ta? Là Mũi Đại Lãnh (Phú Yên) hay Mũi Đôi (Khánh Hòa). Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề này hãy cùng tìm hiểu về vị trí địa lý của 2 điểm nói trên.
2.1. Vị trí địa lý của Mũi Đôi
Mũi Đôi hay còn được gọi là Hòn Đầu nằm ở vùng bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Mũi Đôi nằm ở phía nam đèo Cả, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 530km đồng thời cách tp.Nha Trang khoảng 100km.
2.1. Vị trí địa lý của Mũi Điện
Mũi Điện còn có được gọi là Mũi Đại Lãnh. Đây chính là phần mũi đất nhô ra từ dãy Trường Sơn và hướng thẳng ra Bãi Môn thuộc địa phận xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa của tỉnh Phú Yên.
Theo nhiều lời tương truyền người xưa để lại, nơi đây do một tướng người Pháp có tên là Varella phát hiện. Sau đó, vị tướng này đã lấy tên của mình để đặt cho nơi này. Chính vì thế, trên các bản đồ cũ trước đây đều có tên gọi là Varella. Mũi Điện nằm phía bắc đèo Cả, cách TP.Hồ Chí Minh 530km, đồng thời cách TP. Tuy Hòa 35km.
2.3. Mũi Đôi hay mũi Điện là điểm cực Đông trên đất liền nước ta?
Khi đến gần hải đăng Mũi Điện (hải đăng Đại Lãnh), bạn sẽ bắt gặp một tấm bảng bằng đá hoa cương có ghi dòng chữ “Điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam”. Thế nhưng, cộng đồng du lịch bụi lại xác định một điểm cực Đông trên đất liền nước ta ở nơi khác thông qua GPS ở Mũi Đôi (Khánh Hòa) và nó được đánh dấu bằng một cái chóp inox trên tảng đá khá cao. Vậy đâu mới là điểm cực Đông trên đất liền của nước ta
-
Trên thực tế, không có tài liệu hay văn bản chính thức nào ghi tọa độ cực Đông trên đất liền nước ta. Tuy nhiên, trong SGK khoa Địa lý của học sinh lớp 12 – Tái bản lần thứ 3 vào năm 2011 của Nhà xuất bản giáo dục có ghi “Cực Đông tại xã Vạn Thạnh, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”.
-
Tại chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” phát trên VTV3 vào ngày 25/08/2013 có một câu hỏi 20 điểm, trong phần thi Về đích là “Bốn cực Đông, tây, nam, bắc của nước ta lần lượt nằm tại các tỉnh nào?”. Thí sinh đã nhanh chóng trả lời lần lượt là các tỉnh “Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau, Hà Giang” đáp án này được công nhận đúng. Thế nhưng, câu hỏi này lại thiếu cụm từ “đất liền” khiến nhiều người nghĩ cực Đông nằm ở phía quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa.
-
Tại website của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khi giới thiệu về vị trí địa lý còn khẳng định về định rằng: “Phía đông giáp với biển Đông, điểm cực Đông có tọa độ: 109 độ 27’55” kinh độ đông; tại mũi Hòn Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm, Vạn Ninh, Khánh Hòa, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
-
Theo Báo Thanh Niên nhận định, điểm cực Đông trên đất liền nước ta chính là Mũi Đôi nằm ở bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Địa điểm này cũng nằm trong khu danh thắng quốc gia Mũi Đôi – Hòn Đầu được Bộ Văn hoá – Thể Thao và du lịch chính thức công nhận vào năm 2005.
Có thể thấy, về lý thuyết, điểm cực Đông trên đất liền nước ta thuộc địa phận Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa. Song cũng không ít giả thiết cho rằng, trục của trái đất (được tính từ Nam cực sang tới Bắc cực) không song song cùng với trục của mặt trời mà nó sẽ nghiêng một góc 23,5 độ.
Chính điều này đã khiến cho mật độ ánh sáng của một điểm bất kỳ trên trái đất sẽ có sự thay đổi theo chu kỳ một năm. Lúc này, khi Mũi Điện (Phú Yên) nằm ở độ cao 85m so với mực nước biển thì nó sẽ là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trước cả Mũi Đôi.
Có thể thấy, dù Mũi Đôi hay Mũi Điện là điểm cực Đông trên đất liền nước ta, thì cả hai vẫn luôn là điểm đến khao khát của mọi phượt thủ.
3. Nên đi điểm cực Đông trên đất liền nước ta vào thời gian nào là lý tưởng?
Nếu bạn chọn đi du lịch tại Phú Yên hay Khánh Hòa để khám phá điểm cực Đông trên đất liền nước ta thì nên lựa chọn thời điểm đi phù hợp để có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của nơi đây. Khánh Hòa và Phú Yên với khí hậu đặc trưng 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng.
Mùa mưa ngắn thường sẽ kéo dài từ tháng 9-12 nhưng nó lại tập trung chủ yếu vào tháng 10-11. Từ tháng 1-8 là mùa khô, thời tiết tương đối mát mẻ nhất vào khoảng tháng 1-5, thời gian còn lại trời nóng, nhiệt độ có thể đạt ngưỡng 34-38°C.
Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để đi khám phá cực Đông trên đất liền nước ta là khoảng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 8. Thời tiết lúc này trời mát, ít mưa rất chiều lòng người. Du khách có thể dễ dàng di chuyển cũng như ghi lại nhưng bức hình đẹp như tranh vẽ.
4. Khám phá điểm cực Đông trên đất liền nước ta cần chuẩn bị những gì?
Để chuyến hành trình đến điểm cực Đông trên đất liền nước ta thật nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, việc chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết là điều rất quan trọng. Nó sẽ góp phần để đảm bảo được sự thành công của chuyến đi. Một số vật dụng không thể thiếu để bạn có thể vượt qua đường đến với điểm cực Đông sẽ bao gồm:
4.1. Chuẩn bị lều trại hoặc túi ngủ
Nếu muốn đón mặt trời đầu tiên tại điểm cực Đông trên đất liền nước ta, bạn cần phải lưu trú lại tại nơi này. Do đó, việc chuẩn bị túi ngủ và lều trại và hết sức cần thiết. Hãy chuẩn bị đủ với số lượng người tham gia, bạn cũng nên ưu tiên nên lựa chọn những túi ngủ có diện tích rộng rãi, sẽ tạo sự thoải mái, để bạn nghỉ ngơi và sạc lại năng lượng sau một chuyến đi vất vả.
Tìm hiểu thêm: Giác quan thứ 7 là gì? Giác quan thứ 7 đã được khoa học công nhận hay chưa?
4.2. Các dụng cụ y tế cần thiết
Luôn mang theo người các loại kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc chống say tàu xe, bông gạc y tế, băng cá nhân… để đề phòng những vấn đề có thể xảy ra.
4.3. Đồ ăn, thức uống để bổ sung năng lượng
Hãy chuẩn bị đồ ăn, thức uống để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc việc tổ chức một bữa tiệc tại điểm cực Đông trên đất liền nước ta cùng bạn bè cũng rất thú vị.
4.4. Chuẩn bị quần áo và các phụ kiện khác
Để dễ dàng trong việc di chuyển cũng như trải nghiệm hết những vẻ đẹp tại điểm cực Đông trên đất liền nước ta, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các loại quần áo. Đừng quên mang theo áo khoác, mũ, cùng với khăn che chắn để bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi những tác động của nắng gắt.
Bên cạnh đó, không quên chuẩn bị áo mưa để đề phòng những trận mưa bất chợt. Đặc biệt, một đôi giày êm ái, vừa chân và có độ bám tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc di chuyển.
5. Khám phá vẻ đẹp 4 điểm cực của Việt Nam trên bản đồ
Ngoài điểm cực Đông trên đất liền nước ta, nếu có thể hãy tìm hiểu và khám phá những điểm cực khác của Tổ Quốc như cực Bắc, cực Nam, cực Tây. Đây đều là những địa điểm đẹp được dân mê “xê dịch” yêu thích. Dưới đây là các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam:
5.1. Điểm cực Bắc trên đất liền của Việt Nam
-
Cực Bắc trên đất liền của Việt Nam có tọa độ: Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.
Cực Bắc, nơi địa đầu của tố quốc nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc địa phận tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, cực Bắc chính xác về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú khoảng vài km nữa về phía Bắc. Đó chính là trung tuyến của dòng sông Nho Quế (ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc). Đây là một nơi có địa hình hiểm trở khó đi lại.
5.2. Điểm cực Nam trên đất liền Việt Nam
-
Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam có tọa độ: 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.
Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 điểm cực của Việt Nam đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). Đây là vùng đất khoác trên mình vẻ đẹp của sự phóng khoáng bao la. Cà Mau được ví như vùng đất, cây biết đi và rừng biết bước. Lý do là vì, mỗi năm lãnh thổ Việt Nam mở rộng hơn, nhờ một lượng lớn phù sa của dòng sông Mekong bồi đắp.
5.3. Cực Đông trên đất liền Việt Nam
-
Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta ở 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°24’39” kinh độ Đông.
Điểm cực Đông trên Đất liền Việt Nam thuộc Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh. Đón ánh bình minh đầu tiên tại cực Đông của tổ quốc trên đất liền là cảm giác mà ai cũng khao khát một lần có thể thực hiện. Những tia nắng đầu tiên chiếu xuống mặt biển, tạo nên thứ lấp lánh ánh bạn. Bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé khi đứng trước biển..
5.4. Điểm cực Tây trên đất liền Việt Nam
-
Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta nằm ở tọa độ: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông.
Điểm cực Tây trên đất liền Việt Nam thuộc đỉnh A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên – nơi được mệnh danh “một con gà gáy ba nước cùng nghe”. Đây là mốc giao điểm biên giới của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển, đỉnh A Pa Chải tập trung chủ yếu là người dân tộc Hà Nhì cùng một số dân tộc khác cùng nhau sinh sống.
>>>>>Xem thêm: Tuổi Bính Thân xuất hành hướng nào – Chọn ngày, giờ xuất hành năm 2024 chuẩn nhất
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc điểm cực Đông trên đất liền nước ta nằm ở tỉnh nào. Hơn thế nữa là bỏ túi thêm những kiến thức thú vị về kinh nghiệm đi cực Đông cũng như khám phá các vẻ đẹp của cực Tây, cực Nam và cực Bắc trên đất liền của tổ quốc.