Cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống lâu đời bậc nhất nước ta. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị những mâm lễ cúng, thắp hương khấn vái trước gia tiên. Tùy từng vùng miền, phong tục mà trên mâm cúng sẽ có sự khác biệt. Vậy, mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì, cùng job3s khám phá ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ 3 miền chuẩn nhất
1. Tết Đoan Ngọ là gì, ý nghĩa của tết Đoan Ngọ
Trước khi tìm hiểu cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì, mời bạn tìm hiểu về ý nghĩa của ngày tết này. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương, lễ Giết sâu bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm. Ngày này được xếp vào danh sách các ngày lễ lớn, quan trọng được toàn dân Việt Nam quan tâm, cầu cúng.
1.1. Nguồn gốc của tết Đoan Ngọ
Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì và ngày tết này bắt nguồn từ đâu? Theo quan niệm của cha ông xa xưa, ngày này là ngày mà sâu, bọ, giun, sán,… bên trong cơ thể sinh sôi phát triển. Chúng tấn công hệ tiêu hóa và gây hại rất nhiều cho sức khỏe nên cần phải tiêu diệt càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra, tại Việt Nam còn lưu truyền một truyền thuyết hay và ý nghĩa về ngày tết Đoan Ngọ. Đó chính là truyền thuyết về Đôi Truân, một ông lão đã giúp nông dân ta giải nạn sâu bọ trong các vụ mùa.
Theo đó, ông lập một đàn cúng bái đơn giản bao gồm bánh tro, trái cây các loại, sau đó ra sân nhà vận động. Trong nháy mắt, tất cả sâu bọ đều đã đi đâu mất, không còn xuất hiện phá hại mùa màng nữa.
Về sau khi ông mất, người ta thường dâng mâm cúng trong ngày này giống như ông đã từng làm. Mâm cúng không chỉ thể hiện lòng tưởng nhớ, biết ơn mà còn để mong cầu một vụ mùa suôn sẻ, không sâu bệnh.
1.2. Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ trong tâm thức người Việt
Bên cạnh mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì thì việc hiểu được ý nghĩa của ngày lễ này cũng rất quan trọng. Như đã nói, ý nghĩa của tết Đoan Ngọ nhằm thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với tổ tiên, người quá cố. Đây cũng là dịp để người dân được quây quần bên gia đình ăn bữa cơm đoàn viên, chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống.
Không chỉ có giá trị văn hóa phong phú tại Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn cực kỳ ý nghĩa tại một số nước. Tại Trung Quốc, Triều Tiên hay Hàn Quốc, phong tục này cũng được tổ chức khá lớn và trọng đại. Mỗi quốc gia đều có cách cúng bái, cầu xin đối với các đấng bề trên, gia tiên, người quá cố riêng biệt.
Thế nhưng chung quy lại về cơ bản, đây được xem như một thời điểm tuần hoàn của thời tiết. Việc cúng kiếng nhằm mục đích cầu mong một mùa bội thu, dân chúng giàu mạnh, luôn có cuộc sống hạnh phúc, yên vui.
2. Cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Vậy cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Trong ngày tết Đoan Ngọ, người ta thường không dâng lễ mặn như gà, vịt hay thịt heo, thịt bò. Trong mâm cúng đa phần chỉ có trái cây, hoa tươi cùng một số vật phẩm đặc trưng trong tiết khí Hạ chí. Chẳng hạn như:
- Nhang đèn.
- Hoa tươi.
- Vàng mã.
- Rượu nếp.
- Các loại quả, trái cây theo mùa, phần lớn là vải thiều.
- Các loại bánh truyền thống có nếp như bánh tro, bánh ú, cơm rượu,…
- Ngoài ra còn có xôi, chè.
3. Mâm cúng tết Đoan Ngọ chuẩn nhất ở từng miền tại Việt Nam
Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Theo truyền thống, mỗi vùng miền tại Việt Nam sẽ có cách thêm thắt, bày trí mâm cúng riêng biệt. Cụ thể như sau:
3.1. Mâm cúng miền Bắc
Ở miền Bắc mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ tại miền Bắc chủ yếu nhằm mục đích giết sâu bọ, nâng cao sức khỏe, thân thể. Vì vậy trong mâm cúng của họ không thể thiếu rượu nếp, loại rượu được cho là có khả năng tiêu diệt sâu bọ.
Đặc biệt, một số nơi còn bày cúng thêm món cơm rượu nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, đặc sản duy nhất tại miền Bắc. Điều này thể hiện lòng thành kính của gia chủ, mong muốn dâng cúng những gì tốt đẹp nhất cho bề trên.
Ngoài ra, bánh tro cũng là một trong những món trọng tâm trên bàn cúng tết Đoan Ngọ của người miền Bắc. Loại bánh này được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro rồi đem đi gói lại bằng lá chuối.
Theo người xưa, bánh có tác dụng dễ tiêu, mùi vị thanh mát, dễ ăn, rất thơm, dẻo, nhất là ăn với đường mật mía. Chưa kể, nếp khi luộc trong lá còn hấp thu nhiều đặc tính của cây cỏ giúp giải nhiệt, tiêu bệnh hiệu quả.
3.2. Mâm cúng miền Trung
Ở miền Trung mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Người ta cũng thường cúng tết Đoan Ngọ với cơm rượu cổ truyền nhưng với dạng miếng vuông vức độc đáo. Hoặc, một vài nơi cũng ưa chuộng cúng chè kê, đặc biệt là ở vùng Quảng Nam.
Chè kê được nấu bằng hạt kê dẻo thơm, mềm mịn, ăn vào ngọt thanh, beo béo rất dễ chịu. Chúng có tác dụng làm mát, giải nhiệt và giúp tiêu hóa tốt hơn.
3.3. Tết Đoan Ngọ miền Nam có gì?
Vào trong miền Nam mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam ngoài những món quen thuộc như trên còn có các món phổ biến như:
- Cơm rượu được vo thành viên tròn, xung quanh còn có thêm nước đường, ăn giống xôi chè ở miền Bắc.
- Bánh ú, bánh trạng, loại bánh có hình dạng giống như bánh tro nhưng bên trong được nhồi thêm nhân. Bánh ú, bánh trạng được gói bằng lá sen hoặc lá tre, mỗi loại cho một hương vị riêng, độc đáo.
- Ngoài ra, ở miền Nam người ta còn nấu thêm chè trôi nước trong ngày tết Đoan Ngọ giống như ở Trung Quốc. Những viên chè tròn từ bột nếp trắng với nhân đầu xanh thơm béo bùi bùi ăn cùng nước đường và nước cốt dừa.
Tìm hiểu thêm: Cung tuyệt mệnh là gì? Cẩn thận phạm phải cung này tan nhà nát cửa
4. Hướng dẫn đọc bài cúng tết Đoan Ngọ đúng cách, đầy đủ
Khi cúng tết Đoan Ngọ, người ta thường bày cúng ở cả bên trong và bên ngoài nhà. Bên trong cúng gia tiên, bên ngoài cúng các vị thần tiên, Ngọc Hoàng, đất đai,… Bài cúng chi tiết như sau:
4.1. Bài cúng tết Đoan Ngọ trong nhà
Gia chủ thắp 9 ngọn đèn cùng 9 nén nhang, hương rồi khởi tâm cầu nguyện, đọc kinh theo bài cúng tết Đoan Ngọ này:
“Con tên là…, tuổi…
Hôm nay nhân ngày mùng 5 tháng 5 tết Đoan Ngọ (ngày, giờ, năm mà bạn đang cúng), con nhất tâm kính bái, cung thỉnh gia tiên hai bên nội ngoại, ông bà, cha mẹ.
Chúng con với tấm lòng chân thành, hiếu kính có sửa soạn một mâm lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh lên.
Kính mời gia tiên, ông bà, cha mẹ hạ đàn hưởng thụ và chứng giám cho tấm lòng của chúng con.
Nhờ gia tiên, ông bà, cha mẹ trợ duyên cho chúng con được làm lễ cầu xin Thượng đế, Ngọc hoàng, thần tiên thiên giới.
Kính nhờ ơn trên ban cho nhân dân một mùa màng bội thu, thuận lợi, bảo vệ dân chúng luôn được mát mẻ, suôn sẻ.
Chúng con cũng cầu gia tiên, ông bà, cha mẹ gia hộ cho con cháu trong nhà được bình an, sự nghiệp hanh thông, vạn sự như ý. Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn vĩnh viễn.
Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành tâm cung thỉnh cầu xin gia tiên nội ngoại, ông bà, cha mẹ về chứng lễ.
Chúng con xin tạ ơn (3 lần).”
4.2. Văn khấn ngoài trời
Gia chủ cũng thắp 9 ngọn nến trên mâm cúng, 9 nén nhang rồi quỳ khấn:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy Ngọc hoàng, Thượng đế, ngày Hoàng thiên hậu, Thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh cai quản trong xứ đất này.
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh, Táo phủ thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.
Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, hương linh nội ngoại.
Hôm nay ngày… tháng… năm…
Gia chủ con… ngụ tại… cùng toàn gia quyến thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ trà các thứ cúng dâng lên trước án.
Kính mời hương hồn các vị về thụ hưởng, cúi xin các ngài thương xót giáng lâm trước án chứng giám lòng thành.
Kính lạy các ngài phù trì chúng con toàn gia an lạc, mọi việc thuận lợi, hanh thông.
Ai ai cũng được chữ bình an, an khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo tinh tấn, mở mang.
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm, mùa màng trúng lớn, sâu bọ diệt trừ.
Giãy tấm lòng thành, chúng con cúi xin các ngài chứng giám.
Cẩn cáo!”
5. Tết Đoan Ngọ năm 2024 nên cúng giờ nào đẹp nhất?
Năm nay (Giáp Thìn), tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 rơi vào thứ Hai, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (nhằm ngày Ất Tỵ). Vào ngày này để việc cúng bái diễn ra tốt đẹp bạn nên chọn hai khung giờ Hoàng Đạo là giờ Ngọ hoặc giờ Thìn:
- Giờ Ngọ bắt đầu từ 11 giờ kéo dài cho đến 13 giờ.
- Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ sáng cho đến 9 giờ sáng.
Tùy theo tính chất công việc, thời gian của bản thân mà bạn có thể chọn một khung giờ thích hợp.
6. Một số lưu ý quan trọng trong ngày tết Đoan Ngọ bạn cần biết
Trong ngày tết Đoan Ngọ, ngoài các nghi lễ cúng bái tâm linh bạn còn cần lưu ý một số điều quan trọng sau. Chúng sẽ góp phần giúp cho quá trình tiến hành khấn vái được an lành, thuận lợi từ đầu đến cuối. Cụ thể:
- Gia chủ không nên để giày dép lộn xộn, bừa bãi dễ dẫn dụ tà khí vào nhà.
- Bạn không nên mua những thứ có hình thù kỳ quái, lạ lẫm.
- Trong lúc đi chợ hay về nhà cúng kiếng, bạn hạn chế việc dừng chân ở những nơi u ám như nhà hoang, miếu đình.
- Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng 5 kiêng kỵ việc đánh rơi tiền, tài sản có giá trị. Điều này ám chỉ bạn sẽ bị rơi mất tài lộc, tài vận trong cả một năm.
- Theo phong thủy, ngày tết Đoan Ngọ nếu đi du lịch bạn không nên chọn những phòng đầu tiên hay phòng cuối hành lang. Những khách sạn, nhà nghỉ có vị trí này thường dễ hút nguồn năng lượng xấu, không tốt cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Sinh ngày 8/7 cung gì? Người sinh 8/7 có tính này nhớ phát huy để thành công
Với những thông tin này, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ cũng như biết được cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì. Bạn hãy chuẩn bị thật cẩn thận để gia đình mình có một ngày lễ tốt đẹp, bình an.
- Cúng Tết Đoan Ngọ Vào Giờ Nào? Chọn Đúng Giờ Này Để Cả Năm Tiền Vào Như Nước
- Khám Phá Ý Nghĩa Của Tết Đoan Ngọ – Kiêng Làm Điều Này Để Được Bình An