Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không?. Nhiều gia chủ bận rộn việc cuối năm không có thời gian để cúng lễ đúng ngày. Vậy nếu chọn ngày cúng ông Công ông Táo trước có tốt không? Bên cạnh đó, việc cúng lễ cần phải thể hiện được đầy đủ sự thành tâm của gia chủ để tránh vận xui.

Bạn đang đọc: Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

1. Ông Công ông Táo là ai?

Ông Công ông Táo ban đầu có nguồn gốc từ văn hóa Lão Giáo của Trung Quốc. Họ chính là ba vị Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Sau khi du nhập vào tín ngưỡng lâu đời trong dân gian Việt Nam, sự tích về ông Công ông Táo gắn với hình tượng “hai ông một bà”. Ba vị là đại diện cho thần cai quản bếp núc, thần cai quản nhà và thần đất. Họ thường được người dân gọi với tên là Táo quân hay Vua bếp.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

Sự tích ông Công ông Táo bắt nguồn từ đạo Lão giáo của Trung Quốc

Câu chuyện sự tích ông Công ông Táo kể về mối tình đầy duyên nghiệp giữa hai người đàn ông và một người phụ nữ. Người vợ Thị Nhi gặp lại chồng cũ Trọng Cao khi đã yên bề gia thất bên chồng mới Phạm Lang. Vì tình xưa nghĩa cũ, nàng mời Trọng Cao vào nhà khi thấy chàng trở thành kẻ hành khất lang bạt.

Khi Phạm Lang bất ngờ quay trở về, Nhi sợ chồng nghi oan bèn giấu Cao trong đống rạ. Phạm Lang ra sau nhà đốt đóng rạ bón ruộng lại tình cờ đốt cháy Trọng Cao. Người vợ không kịp suy nghĩ đã nhảy ngay vào đống lửa cứu người. Thấy vậy, Phạm Lang cũng theo vợ nhảy vào lửa cháy. Kết cục, cả ba đều chết trong đống lửa.

Cảm thương cho ba con người sống có tình có nghĩa, Ngọc Hoàng đã phong họ thành Vua Bếp. Hiệu của họ là Định Phúc Táo Quân, thường được người đời gọi theo lối dân dã là ông Công ông Táo. Người chồng cũ là Thổ địa coi sóc việc trong nhà, người chồng mới trở thành Thổ công trong việc bếp, còn người vợ trở thành Thổ Kỳ quản việc chợ búa.

>>> Xem thêm: Ngày Đưa Ông Táo Về Trời – Cúng Đúng Cách Để Bếp Nhà Ấm No, Được Trời Ban Lộc

2. Ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo?

Ba vị Táo Quân có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng văn hóa Việt. Các ngài nắm giữ quyền quyết định những điều cát – hung, phúc đức và tài lộc cho gia đạo. Nghi lễ cúng ông công ông Táo ngày cuối năm rất được chú trọng nhằm thể hiện tâm đức của gia chủ. Các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ đủ đầy, long trọng tiễn ba vị táo Quân về chầu Trời. Mọi người đều mong muốn được Vua bếp báo cáo với Ngọc Hoàng những lời hay ý đẹp.

Ngày cúng ông Công ông Táo theo truyền thống là ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Ba vị Táo Quân sẽ ghi chép lại những việc làm tốt và cả những điều xấu của gia chủ trong một tờ sớ. Ông Táo cưỡi cá chép về chầu Trời để báo cáo và định đoạt thưởng phạt trong năm mới cho mỗi gia đình. Vị Táo Quân nào lên Thiên Đình sớm sẽ chờ đến ngày thiết triều, vị Táo nào lên muộn sẽ không được tham gia.

3. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không?

Ngày nay, nhiều gia đình bận rộn công việc ở thời điểm cuối năm không thể sắp xếp cúng Táo Quân đúng ngày. Nhiều người băn khoăn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Theo nhiều chuyên gia về tâm linh và thờ cúng đã nghiên cứu thì điều này không có vấn đề. Các gia đình có thể tùy thuộc vào điều kiện thời gian của mình để sắp xếp cúng trước, miễn sao đủ lòng thành tâm.

Mỗi năm chỉ có duy nhất một ngày Ngọc Hoàng nghe báo cáo. Vì vậy, Táo Quân phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Bạn cũng có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 – 2 ngày, tuyệt đối không cúng sau ngày 23. Thời gian cúng tốt nhất thường vào giờ Ngọ (tức 11:00 – 13:00) ngày 22 và ngày 23 Tháng Chạp. Đây là lúc Táo Quân của các nhà cùng tề tựu để cưỡi cá chép về chầu Trời.

4. Vì sao nên dọn dẹp bàn thờ sau ngày 23 tháng Chạp?

Sau khi hiểu cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không, bạn cũng nên quan tâm đến công việc sau lễ cúng. Các thủ tục bao sái ban thờ, rút chân nhang không nên tiến hành trước lễ cúng 23 tháng Chạp. Vì lúc đó các vị thần thần còn ở đây, nhưng sau ngày 23 tháng Chạp, các vị đã lên chầu Trời, lúc này rất thích hợp để tiến hành dọn dẹp nơi chốn tôn nghiêm của ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

Nên dọn dẹp bàn thờ sau ngày cúng ông Công ông Táo để tránh mạo phạm các vị thần

>>> Xem thêm: Nên Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo? Quên Điều Này Sẽ Bị Trách Phạt

5. Chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào cho chuẩn?

Việc cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Nếu đã lựa chọn cúng Táo Quân trước, bạn nên chú ý hơn trong việc sửa soạn mâm lễ và thành tâm cầu khấn để có một năm mới sung túc, bình an.

5.1. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Chuẩn bị đồ cúng như thế nào?

Một số đồ cúng cần sửa soạn trước cho lễ cúng ông Công ông Táo như sau:

  • Mũ Táo Quân: 3 chiếc trong đó hai chiếc có cánh chuồn kèm theo dành cho hai vị Táo Ông. Chiếc dành cho vị Táo Bà không có phần cánh chuồn.

  • Bộ quần áo giấy cho Táo: Bao gồm hai bộ cho Táo Ông và một bộ cho Táo Bà.

  • Đôi hài cho Táo Quân: Gồm có hai đôi hài nam và một đôi hài nữ.

  • Lễ vật gồm có: Trái cây tươi, trầu cau, hương, rượu nếp, nến thắp, đăng trà, tiền vàng mã. Lưu ý vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

  • Tờ sớ: Ghi tên tuổi tất cả thành viên trong gia đình, cũng như những ước mong cho năm mới của gia chủ.

5.2. Chuẩn bị mâm cỗ đưa ông Công ông Táo về chầu trời

Tìm hiểu thêm: Tử vi hôm nay 14/11/2023 của 12 con giáp: Sửu bất ổn, Tuất đại cát

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm
Mâm cúng ông Công ông Táo cần phải được chuẩn bị cẩn thận, tươm tất

Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Gia chủ nên sửa soạn mâm cỗ tiễn ba vị sao cho thật tươm tất. Theo dân gian mâm cỗ sẽ bao gồm:

  • Một con gà trống luộc, khéo léo gài chéo cánh và cho gà ngậm bông hồng đỏ hoặc hoa tỉa ớt (có thể thay gà bằng đĩa thịt heo luộc thái mỏng)

  • Một đĩa gạo và muối đầy

  • Một bát canh chân giò nấu măng hoặc canh mọc thịt

  • Đĩa xào thập cẩm gồm bóng, mộc nhĩ, nấm hương, súp lơ, cà rốt, đậu hà lan, ngô bao tử…

  • Một đĩa xôi gấc đỏ, một đĩa chè kho

  • Đĩa nem rán

  • Đĩa thịt đông

  • Một ấm trà sen thơm

  • 3 con cá chép sống để thả

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo còn có thể tùy thuộc theo phong tục của từng vùng miền. Có một số gia đình lựa chọn cúng mâm chay thuần khiết. Vậy Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không với những gia đình này? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể cúng mâm cỗ chay trước ngày 23 tháng Chạp. Các món ăn có thể tham khảo cho mâm cỗ chay cúng Táo Quân như sau:

  • Một bát canh rau củ tổng hợp/ Canh măng chay

  • Nem nhân rau củ và đậu phụ nghiền

  • Giò chả chay

  • Xôi chè

  • Nộm chay rau củ

  • Nem nấm

6. Sai lầm khi cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp

Bên cạnh thắc mắc về cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không, bạn vẫn nên lưu ý một số điều. Bởi vì nếu không cẩn trọng, việc lễ bái, thờ cúng dịp cuối năm rất dễ mắc sai lầm. Gia chủ khi cúng cần đặc biệt kiêng kỵ tránh mạo phạm đến thần linh.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Cúng đúng cách để gia đạo yên ấm

>>>>>Xem thêm: Tử vi hôm nay 23/11/2023 của 12 con giáp: Hợi tấn lộc, Tỵ muộn phiền

Một số điều cần kiêng kỵ khi cúng Táo Quân tránh gặp tai họa

Mâm cỗ cúng Thần Bếp thường là các món ăn truyền thống ngày Lễ. Có một số loại thịt cần kiêng không sử dụng như thịt vịt, thịt ngỗng, thịt chim, thịt chó, thịt dê và thịt trâu…Tiếp đến, bạn cũng tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ. Vì ba vị Táo Quân là bậc thần tiên, không giống như khi cúng cho vong hồn người âm. Hơn nữa, khi cúng cũng không cần lễ vật quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy, nghi lễ này cần nhiều nhất chính là sự thành tâm của gia chủ.

Cuối cùng, sau khi làm lễ tiễn Táo chầu Trời, ngày cuối năm cần cúng mời Táo Quân về lại gia đình. Các ngài vẫn sẽ quay về sau khi đã xong việc tấu trình ở cõi Trời mà không cần mời. Tuy nhiên, việc cúng các vị quay trở lại tư gia sẽ thêm phần tôn nghiêm và minh chứng cho lòng thành của gia chủ.

Lời giải đáp cho việc cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không đã được giải đáp qua các thông tin trên. Đây là một ngày lễ trọng đại trong tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam. Việc cúng ba vị thần là cách giữ gìn sự tôn nghiêm, linh thiêng và dịp để cả gia đình quây quần bên nhau. Dù cúng trước hay cúng đúng ngày thì bạn vẫn phải tuân theo những quy tắc quan trọng, để khép lại một năm cũ bình an và bắt đầu một năm mới rực rỡ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *