Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ

Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ

Chọn cá chép – vật cưỡi trong nghi lễ cúng tiễn Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong suốt một năm qua của gia đình là một trong những việc vô cùng quan trọng. Vậy chọn cá chép như nào cho đúng, để có thể “vượt Vũ Môn hóa rồng”.

Bạn đang đọc: Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ

1. Tại sao lại sử dụng cá chép để tiễn ông Công ông Táo về trời?

Những ngày cuối năm âm lịch, một trong những tục lệ không thể thiếu, báo hiệu Tết Nguyên đán cận kề chính là cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo truyền thuyết từ xa xưa, ông Công ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, cũng là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa trong vòng một năm mới sẽ như thế nào.

Không những thế vị thần này còn giúp gia đình có được sự bình yên, ngăn cản sự ma quỷ quấy phá. Người xưa quan niệm, tục lệ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa mong cầu may mắn, ấm no, đủ đầy trong gian bếp.

Theo đó cứ vào cuối năm âm lịch tức 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá về trời để báo cáo Ngọc Hoàng mọi công việc lớn nhỏ, xảy ra suốt một năm qua trong gia đình. Thông thường, lễ cúng Táo Quân sẽ được bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp, hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp.

Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ

Một trong những lễ vật dâng lên Táo Quân cực kỳ quan trọng phải kể đến cá chép.

Với thời gian tiến hành nghi lễ, gia chủ cần lưu ý cúng muộn nhất để đưa các ông về trời là 12h ngày 23 tháng Chạp, nếu quá thời gian này thì Táo Quân sẽ không về trời kịp để báo cáo với Ngọc Hoàng. Điều đó có nghĩa là những vật phẩm mà gia đình đã thành tâm chuẩn bị, các ông cũng sẽ không nhận được đầy đủ. Đặc biệt khi tiến hành nghi lễ cúng ông Táo, một trong những lễ vật dâng lên Táo Quân cực kỳ quan trọng phải kể đến cá chép.

Ngày nay nhờ sự tiện dụng và sạch sẽ nên nhiều người lựa chọn cá chép giấy trong bộ vàng mã cúng Táo Quân để cúng. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy lại cho rằng, việc chọn cá chép sống để cúng sau đó sẽ đem ra ao hồ, sông suối để thả (phóng sinh) sẽ mang ý nghĩa nhân văn hơn, thể hiện sự nhân đạo của người Việt, cũng như tốt hơn việc sử dụng cá giả. Bởi cá chép thật mới có thể “vượt Vũ Môn, hóa rồng” còn cá chép giấy thì không.

Ngoài ra, một ý nghĩa khác của việc chọn cá chép để cúng Táo quân còn có thể tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân nuôi cá chép. Đồng thời thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt.

2. Chọn cá chép dâng lên mâm cúng ông Công ông Táo như thế nào để “hóa rồng” , đem lại may mắn tài lộc cho gia chủ?

Việc sử dụng cá chép thật để cúng Táo Quân hầu hết vẫn được nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình ở miền Bắc ưu tiên lựa chọn. Cá chép – phương tiện để tiễn ông Táo về trời sẽ là cá chép đỏ và phải là những con cá không cần quá to, chỉ cần khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy nếu không sẽ đem lại điềm không may mắn cho gia chủ.

Chính vì vậy, khi chọn cá chép các bạn nên lưu ý chọn những con còn khỏe mạnh,và cách dễ nhất để thử độ khỏe mạnh của cá chép chính là người mua có thể chạm nhẹ tay vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá chép đủ điều kiện đưa ông Táo về trời.

Tìm hiểu thêm: Thế nào là đường đâm vào nhà? Thoát khỏi vận hạn đeo bám đừng quên những điều sau

Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ
Chọn cá chép để dâng lên Tái Quân không cần quá to, chỉ cần khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được.

Nếu kỹ hơn, khi chọn cá chép, người mua có thể kiểm tra cá bằng cách lật nhẹ mang cá lên để xem nếu mang cá đỏ tươi nghĩa là cá khỏe mạnh. Còn trong trường hợp mang cá màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, có thể sẽ chết trong quá trình làm lễ.

Ngoài ra để giúp cá sống lâu hơn trong cả quá trình gia chủ làm lễ cúng Táo Quân thì ngay khi mua về phải để cá trong một chiếc bát sạch, dùng nước sạch đổ vào. Một số người còn cẩn thận đi xin được nước giếng, bởi nước máy ở nhiều nơi đậm clo sẽ khiến cá có nguy cơ bị chết.

3. Thả cá chép để tiễn Táo Quân về trời như thế nào để tài lộc rủng rỉnh, vận may tới tấp cả năm?

Sau khi kết thúc khóa lễ cúng ông Công ông Táo tại nhà thì bước quan trọng nhất để hoàn thành trọn vẹn nghi lễ cúng Táo Quân đó chính là công đoạn thả cá (phóng sinh). Việc sử dụng cá chép khỏe mạnh để dâng lên mâm cung không chỉ cần cá sống trong khi thực hiện lễ cúng mà còn cả sau khi được đem đi thả ra ao, hồ.

Bởi người xưa quan niệm rằng khi thả xuống hồ mà cá còn khỏe, còn sống mới có thể đủ sức mạnh “hóa rồng” để tiễn ông Táo về trời cũng như đưa được các vị thần này về lại với gia chủ sau khi kết thúc việc báo cáo Ngọc Hoàng.

Chính vì vậy việc chọn những ao, hồ nước sạch, không gian rộng và không quá ô nhiễm là rất quan trọng, nước có sạch, không ao tù thì cá mới có thể sống khỏe, sống lâu được. Khi thả cũng vậy, không đứng trên cao đổ xuống hay ném cả túi cá xuống, bởi lẽ làm như vậy cá không những bị chết mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cách phóng sinh cá chép cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn đó là chọn chỗ mép nước gần bờ, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá chép có thể tự quẫy nước, bơi đi.

Chọn cá chép cúng ông Công ông Táo như thế nào để ‘hóa rồng’, mang may mắn và tài lộc cho gia chủ

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa bánh trung thu là gì? Bí ẩn điều kỳ diệu đêm trăng tròn

Thả xuống hồ mà cá còn khỏe, còn sống mới có thể đủ sức mạnh “hóa rồng” để tiễn ông Táo về trời

Ngoài ra còn một lưu ý cực kỳ quan trọng nữa mà nhiều người không biết nên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với quy trình thả cá chép tiễn Táo Quân về trời đó chính là thời gian tốt nhất để thả cá chép , như vậy rất dễ bị mất lộc đấy. Theo đó, giờ tốt để thả cá chép chính là trước khi các vị thần về chầu trời, tức là trước khoảng thời gian từ 11h – 13h. Điều mà các gia chủ đặc biệt lưu ý vì khi thả chậm là Táo Quân sẽ không có phương tiện di chuyển đâu nhé.

Bên cạnh đó, có một lưu ý nho nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó chính là tâm lý của gia chủ khi đi thả cá chép. Khi ấy, tâm lý gia chủ cần phải có là luôn vui vẻ, thoải mái. Trong lúc thả cá chép gia chủ chỉ cần đơn giản nghĩ là mình đang cứu vớt những sinh linh bé nhỏ nên không cần phải cầu khấn gì cả. Sau khi thả cá đi cũng nên dừng lại một chút để xem xem cá chép của nhà mình đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá bị kẹt lại ở đâu đó hoặc bị người khác vớt mất.

Trên đây là cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết có thể giúp bạn chọn được cá chép khỏe, sống lâu dâng lên mâm lễ trong dịp cúng Táo Quân 23 tháng Chạp sắp tới!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *