Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

Bạn đã biết cách thắp hương trước khi đi thi để đạt điểm cao? Các nghi thức tâm linh như thắp hương trước khi đi thi là thủ tục không thể thiếu giúp các sĩ tử cảm thấy an tâm trước kỳ thi áp lực. Ngoài cầu khấn, bạn cũng nên lưu ý một số điều nên làm và không nên làm để tránh rước phải vận xui.

Bạn đang đọc: Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

1. Có nên thắp hương trước khi đi thi?

Bạn nên thắp hương trước khi đi thi vì may mắn luôn là một trong những yếu tố quan trọng biến mọi điều bạn mong muốn trở thành hiện thực. Mặc dù, muốn có được thành công thì phải cố gắng, kiên trì để đủ mạnh về năng lực, nhưng điều này chưa phải tất cả. Thực tế cho thấy, rất nhiều người tuy nỗ lực mà kết quả lại không như mong muốn do họ thiếu vận may.

Đặc biệt khi đi thi, kiến thức của bạn có thể vững, sâu rộng, nhưng chỉ một chút may mắn cũng quyết định việc bạn có đạt được điểm cao trong kỳ thi hay không, thậm chí cả việc bạn có đỗ trường mà bạn muốn học hay không. Vậy nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, hãy thắp hương khấn vái để các cụ phù hộ, cho bạn cảm giác an tâm trước các kỳ thi lớn.

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

Nên học cách thắp hương trước khi đi thi để được tổ tiên phù trợ

2. Cách thắp hương trước khi đi thi chuẩn bài

Để nghi thức thắp hương đúng đắn nhất, linh nghiệm nhất giúp sĩ tử có nhiều may mắn, cách thắp hương trước khi đi thi mà bạn nên làm theo nếu muốn đỗ đạt điểm cao:

2.1. Thắp hương gia tiên trước mới đến các bàn thờ khác

Người thắp hương hãy thắp một nén nhang cho bàn thờ gia tiên, đọc văn khấn, cầu nguyện và lạy 3 lạy trước khi cắm nhang vào lư hương. Sau khi hoàn thành việc này, bạn mới bắt đầu thắp hương ở những nơi khác. Đây làcách thắp hương trước khi đi thi theo phong tục được dân gian truyền tai nhau.

2.2. Có cần chuẩn bị lễ vật trên ban thờ không?

Khi khấn vái, gia đình có thể chuẩn bị hương đèn, hoa quả,… nếu có điều kiện. Nếu không có thì cũng không sao, quan trọng là người khấn vái cần thành tâm, trong lòng không nên có khúc mắc, muộn phiền.

2.3. Thành tâm khấn vái

Thành tâm là lễ vật lớn nhất dâng lên tổ tiên, do đó bạn nên thực hiện cầu khấn với thái độ kính cẩn. Bạn nên chuẩn bị tâm thế thoải mái, không nên đặt nặng vấn đề may mắn, kết quả và không nên làm thờ ơ cho có. Chính điều này sẽ khiến việc cầu khấn không còn mang ý nghĩa cầu bình an như mục đích ban đầu.

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

Hướng dẫn cách thắp hương trước khi đi thi thành tâm

3. Một số văn khấn thắp hương trước khi đi thi

Dưới đây là bài khấn bạn cần biết cùng cách thắp hương trước khi đi thi gia tiên truyền thống trước khi đi thi, người đọc có thể là các sĩ tử hoặc ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình:

“Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô gì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên.

Tín chủ con là:… Tuổi…

Ngụ tại: Việt Nam quốc, …tỉnh, …huyện, …xã, …thôn

Hôm nay tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn Thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, lòng thành lễ bạc, tâm có của không thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Tín chủ con kính mời: ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương Linh gia tiên nội ngoại.

Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng.

Cúi xin phù hộ độ trì cho con (hoặc bố mẹ kêu hộ thì sửa là Út Tử của con) tên là:… Tuổi:… sắp tới vào ngày:… tháng… năm… cháu dự cuộc thi (thi gì thì nêu ra)… tại trường:… ngụ tại (địa chỉ của trường)… ở phòng thi… số báo danh… được gặp nhiều may mắn, hanh thông, đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Cúi xin ngài Thần Linh, Gia Tiên Tiền Tổ, Bà Cô Ông Mãnh, cô bé, cậu bé tại gia bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con (Út Tử của con) Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện, tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn. Cho con, cho cháu được học thông, viết thạo. Học đến đâu nhớ đến đấy. Sức khỏe dào dào, tinh thần thoải mái, tinh tấn thông minh, làm bài được tốt, để lên được lớp, để đậu đúng trường. Đi lại trên đường, bình an vô sự. Để cho tương lai đèn sách, vinh danh bái tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng tâm.

A Di Đà Phật!

Cẩn Cáo!”

4. Bài văn khấn với cách thắp hương trước khi đi thi tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi thờ Khổng Tử và những bậc hiền triết đại tài. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của các bậc phụ huynh, các bạn sĩ tử trước mỗi kỳ thi quan trọng. Nếu có cơ hội đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bạn cũng cần học cách thắp hương trước khi đi thi chuẩn chỉ bằng cách đọc bài khấn sau:

“Con nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Việt Nam quốc, Hà Nội thị, Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Môn sinh:… Sinh… niên.

Kính cẩn tấu trình: Văn Xương Thánh Đế.

Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ.

Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:…

Trú tại… Việt Nam quốc.

Nay đang học tại:… Việt Nam quốc. Năm… ứng thí kỳ thi…

Trước linh đài Văn Xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thầy yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường…

Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.

Con xin khấu đầu cảm tạ!

Môn sinh con… xin dập đầu cúi lạy đến bách bái.”

5. Những việc nên làm và không nên làm trước khi đi thi tránh xui rủi

Nếu bạn đã thành tâm học cách thắp hương trước khi đi thi, bạn cũng cần lưu ý nên làm và tuyệt đối không nên làm những điều sau kẻo công sức cầu may trở về con số 0.

5.1. Những việc nên làm để thu hút vận may

  • Đi đình, chùa để cầu may

Trước các kỳ thi quan trọng, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh nên đến chùa để cầu mọi điều suôn sẻ. Bạn có thể đến chùa gần nhà, ngồi thiền hoặc cầu nguyện. Khi chắp tay, hãy tĩnh tâm và chia sẻ suy nghĩ của mình. Hành động này giúp tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời gia tăng sức mạnh, dũng khí trước kỳ thi.

  • Thắp hương cầu ông bà

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, ông bà, tổ tiên thường là những người độ trì, phù hộ cho việc học tập và thi cử của con cháu, giúp bạn dễ dàng gặt hái thuận lợi, thành công. Việc thắp hương cầu ông bà không chỉ khiến các sĩ tử gia tăng sự tự tin mà còn mang lại nhiều may mắn bất ngờ trước những kỳ thi thách thức.

  • Bước chân phải ra khỏi nhà ngày thi

Theo quan niệm của người xưa, bước chân phải trước có thể mang lại sự thuận lợi, thành công. Vì vậy, bạn nên bước chân phải xuống giường trước khi bắt đầu ngày thi với hy vọng sẽ có được nhiều may mắn và thành tích xuất sắc.

  • Tránh con số 13

Trong phong thủy, con số 13 được coi là không may mắn và đen tối. Vì vậy, hạn chế liên quan đến con số 13 trong những dịp thi cử để tránh mang lại điều không mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Giải mã ý nghĩa lá Strength – Sức mạnh ẩn chứa trong tâm hồn

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao
13 là một con số không may mắn

  • Đi hơn và về kém trong ngày thi

Nhiều người tin rằng việc đi thi vào giờ “hơn” và về vào giờ “kém” có thể mang lại may mắn, tránh vận xui trong những dịp đại sự. Bạn nên hạn chế đi thi vào giờ kém như 7 giờ kém, 6 giờ kém,… hoặc chọn giờ hoàng đạo, giờ đẹp để tránh hung tìm cát.

  • Ôn luyện kiến thức và chuẩn bị tâm lý

Bên cạnh việc tìm hiểu cách thắp hương trước khi đi thi, các sĩ tử cũng cần lưu ý rằng kiến thức và tâm trạng tích cực mới là chìa khóa quan trọng để đạt kết quả cao trong kỳ thi. Hãy đảm bảo bạn ôn luyện đầy đủ kiến thức và giữ tâm thế lạc quan để nắm chắc cơ hội thành công trong tay.

Xem thêm: Màu Gì May Mắn Trong Thi Cử? Chọn Đúng Màu Hợp Mệnh Để Đường Công Danh Rộng Mở

5.2. Những việc không nên làm

Ngoài việc hiểu đúng cách thắp hương trước khi đi thi, bạn cũng cần kiêng một số điều sau để tránh điềm xui trong ngày thi cử:

  • Không gội đầu trước khi đi thi

Việc gội đầu trước kỳ thi sẽ khiến tri thức “trôi” theo dòng nước do đó bạn nên hạn chế hành động này. Ngoài ra, việc gội đầu quá muộn, không sấy khô tóc có thể khiến bạn bị cảm lạnh, ốm yếu, gây ra ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn đi thi.

  • Không cắt móng tay, móng chân

Theo quan niệm xưa, việc cắt móng tay, móng chân trước kỳ thi có thể cắt đi vận may, mang lại xui xẻo. Bởi lẽ, sau khi thực hiện hành động này, cơ thể bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm, không quen, dẫn đến khó tập trung vào bài làm.

  • Không nên cắt tóc

Việc cắt tóc theo quan niệm dân gian thường được xem là biểu hiện của điều xui rủi, buồn phiền. Trong học tập và thi cử, việc cắt tóc có thể khiến tinh thần kém minh mẫn, hay lo âu, thiếu tự tin. Điều này khiến học sinh, sinh viên dễ quên những bài học đã học đi học lại trong thời gian dài.

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

Cắt tóc là biểu hiện của chuyện buồn phiền

6. Những món ăn nên ăn và nên kiêng trước khi đi thi mang lại may mắn

Bạn có thể kết hợp cách thắp hương trước khi đi thi cùng với những món nên ăn dưới đây để mang lại nhiều may mắn cho sĩ tử.

6.1. Những món ăn nên ăn trước kỳ thi

Những món ăn trước kỳ thi nên được chọn lọc cẩn thận để vừa giúp các sĩ tử có thêm năng lượng, vừa tránh mang lại vận xui. Các bậc cha mẹ nên chuẩn bị món ăn ưa thích của con để tâm trạng con được vui vẻ, như vậy mới đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn tin vào may mắn, hãy ăn cơm hoặc xôi với các loại đậu, trừ đậu phộng, tránh ăn những thực phẩm dầu mỡ hoặc quá nặng cho dạ dày. Nếu quan tâm đến sức khỏe, các sĩ tử đừng quên bữa sáng trước khi bước vào phòng thi, đặc biệt là bữa sáng chứa Carbohydrate tiêu hóa chậm và giàu đạm giúp mang lại cảm giác no lâu hơn, điển hình như bánh mì, xôi, cơm, bún, phở…

6.2. Những món ăn cần kiêng kỵ trước khi bước vào kỳ thi

Việc thành tâm thực hiện cách thắp hương trước khi đi thi sẽ thêm hiệu quả khi bạn biết tránh các món ăn sau kẻo gặp sự cố ngoài ý muốn.

  • Chè đậu đen: Người xưa tin rằng màu đen là biểu tượng của sự khốn khổ, lo âu. Học sinh, sinh viên không nên ăn chè đỗ đen hoặc mang đồ đen vào phòng thi để tránh gặp xui xẻo.

  • Chuối: Nhắc đến chuối là nhắc đến cụm “trượt vỏ chuối”, các sĩ tử cần tránh loại quả này để không bị “đuối trí” trong quá trình làm bài và dẫn đến thấp điểm.

  • Mực: Người xưa hạn chế ăn mực vào ngày đầu năm đầu tháng để tránh gặp xui xẻo. Do đó, trước khi thi, các sĩ tử không nên ăn mực để tránh bị “đen như mực”, sai ngay từ câu dễ.

  • Đậu phộng/ Lạc: Nhiều phụ huynh quan niệm rằng nếu trước kì thi cho con ăn đậu phộng/ lạc sẽ khiến con làm bài bị lạc đề, không đạt được kết quả như mong muốn.

  • Trứng: Hình dạng quả trứng trông giống số 0 nên các bạn học sinh, sinh viên hay tránh ăn để không lo bị trượt.

Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao

>>>>>Xem thêm: Mơ thấy chồng ngoại tình – Cẩn thận khủng hoảng khiến gia đình tan vỡ

Tránh chuối để không bị “trượt”

7. Buổi sáng trước khi đi thi nên làm gì?

Việc chuẩn bị cho mình sức khỏe, tâm trạng thật tốt cũng là điều tiên quyết giúp bạn cảm thấy kỳ thi phía trước không quá nặng nề khi đã biết rõ cách thắp hương trước khi đi thi vào buổi sáng,

  • Chuẩn bị một bữa sáng lành mạnh: Bữa sáng là nguồn năng lượng quan trọng để duy trì sự tập trung và sự minh mẫn trong quá trình thi. Bạn nên ăn những thực phẩm như bánh mì, xôi, cơm, bún, hoặc phở kèm theo sữa, sữa chua, cá, thịt. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ để không làm nặng dạ dày và duy trì tinh thần tỉnh táo.*

  • Xem lại ghi chú và flashcards: Việc xem lại ghi chú, flashcards giúp tổng hợp nhanh kiến thức đã học vào trí nhớ ngắn hạn, đồng thời giảm căng thẳng, lo lắng về việc quên thông tin, kiến thức quan trọng

  • Duy trì thái độ tích cực và bình tĩnh: Bạn nên cổ vũ bản thân bằng lời khẳng định tích cực và nhắc nhở rằng mình đã chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Hít thở sâu để giảm căng thẳng, duy trì tâm trạng bình tĩnh. Thái độ nghiêm túc, tự tin là chìa khóa để đối mặt với bài kiểm tra một cách hiệu quả.

Xem thêm: Top 8 Những Đồ Vật May Mắn Khi Đi Thi Giúp Các Sĩ Tử Vượt Vũ Môn Thành Công

8. Bật mí những nơi linh thiêng cầu may mắn trước khi đi thi

8.1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn là nơi đào tạo ra nhiều tài năng xuất sắc. Vì vậy, nơi đây luôn thu hút sự quan tâm của học sinh trên toàn quốc trong các kỳ thi. Nhiều người tin rằng việc tới đây với tâm thành, tôn kính, cầu nguyện sẽ mang lại sự thông minh, sáng tạo và thành công trong học tập và thi cử.

8.2. Đền Sượt

Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hải Dương.

Nằm tại trung tâm thành phố Hải Dương, đền Sượt là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, thu hút nhiều người tới cầu nguyện để thành công trong thi cử và học hành. Đồng thời, đây cũng là điểm đến linh thiêng, nơi mà rất nhiều người dân và du khách từ khắp nơi đến thăm.

Lễ hội đền Sượt diễn ra hàng năm từ ngày 10/3 âm lịch, với nhiều nghi thức đặc sắc như lễ thượng tiến, hội giã bánh dày, nấu rượu hoàng tửu, lễ xin âm dương, tục thả trứng đêm 14/3, tục thả cây đám, tục đánh “bệt”… nhằm mang đến bình an và niềm vui cho mọi người trong năm mới.

8.3. Đền Chu Văn An

Địa chỉ: núi Phượng Hoàng, phường Văn An, xã Chí Linh, TP. Hải Dương.

Đền Chu Văn An thuộc khu di tích Phượng Hoàng, cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 30km, là một trong những công trình phật giáo nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan. Đền thờ người thầy Chu Văn An – thầy giáo nổi tiếng với tính tình thẳng thắn, cương trực, hết lòng vì học trò.

Trong mùa thi cử, đền thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và giáo viên đến cầu nguyện để việc thi cử, học hành, công tác được thuận lợi. Ngoài việc thực hiện các nghi thức tâm linh, nhiều người còn tới đây để mua chữ và bút, hy vọng rằng những vật phẩm “hộ mệnh” này sẽ mang lại may mắn cùng kết quả xuất sắc trong kỳ thi.

Thi cử đánh dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, do đó cách thắp hương trước khi đi thi nên được thực hiện cẩn thận. Những điều nên làm và nên kiêng cũng cần được chú ý để bạn cảm thấy an tâm. Tuy nhiên, chẳng điều gì khiến bạn cảm thấy tự tin hơn ngoài một bản thân đầy tri thức. Chúc bạn có một kỳ thi thuận lợi với kết quả như ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *