Sắp đến ngày lễ cúng ông Công ông Táo, chị em hãy lưu lại cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam sẽ làm mâm cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây cũng là ngày lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp – ngày cúng ông Công ông Táo
Theo truyền thuyết từ xa xưa, Táo Quân hay còn gọi là Thổ công là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Táo Quân cũng là vị thần quyết định may rủi, phúc hoạ và sức khoẻ của gia chủ. Theo quan niệm của người xưa, Táo Quân còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của gia chủ, giúp giữ bình yên cho cả gia đình.
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Theo quan niệm của người xưa cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Chính vì vậy mà cứ đến ngày 23 tháng Chạp các gia đình sẽ thường mua cá chép về cúng rồi thả ra sông với mong muốn “cá chép hoá rồng”.
Còn tục cúng ông Táo lại mang ý nghĩa thờ cúng “thần Bếp” – vị thần chuyên coi giữ việc nếp núc, giữ lửa ấm cho các gia đình. Cúng ông Táo với mong muốn một năm tiếp theo luôn đầm ấm, no đủ. Chính vì thế mà việc chuẩn bị cho ngày cúng ông Công ông Táo và cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo chuẩn và đầy đủ vô cùng quan trọng.
2. Cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất
Lễ vật cúng ông Công ông Táo tuỳ từng vùng miền mà sẽ có cách sắp lễ khác nhau. Mâm cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng cần thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Một mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ là bao gồm cả các lễ vật và mâm cỗ. Cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đúng cũng vô cùng quan trọng.
Cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đúng về lễ vật trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các gia đình sẽ bao gồm:
Mũ Táo Quân: 2 mũ ông (2 cánh chuồn) và 1 mũ bà (không cần cánh chuồn)
Mũ và áo ông Công sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Với các gia đình miền Bắc, để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời sẽ chuẩn bị cá chép vàng sống rồi phóng sinh ra sông để làm phương tiện chở các Táo Quân lên trời. Việc thả cá chép ngày này cũng là thể hiện mong muốn “cá chép hoá rồng”, “cá chép vượt vũ môn”.
Còn trong mâm cúng ông Công ông Táo của các gia đình miền Trung sẽ chuẩn bị ngựa giấy có đủ yên cương, các gia đình miền Nam sẽ thường cúng thêm cá chép giấy.
Tìm hiểu thêm: Nam 1985 lấy vợ tuổi gì? Chọn người tuổi này, nhất định hạnh phúc bền lâu
3. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn và đầy đủ
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất sẽ bao gồm:
- Một con gà luộc buộc cánh tiên hoặc 1 miếng thị vai lợn luộc
- Một con cá chép (sống hoặc rán)
- Một bát canh măng hoặc canh mọc tuỳ thuộc và từng gia đình
- Một đĩa xào thập cẩm hoặc một đĩa rau xào
- Một đĩa giò nạc
- Một chiếc bánh chưng hoặc một đĩa xôi gấc
- Một đĩa hoa quả (3-5-7 loại quả)
- Một lọ hoa cúc
- Một tệp vàng mã, giấy tiền vàng
- Một lọ hoa đào nhỏ
- Một đĩa gạo
- Một đĩa muối
- Một ấm trà
- Một đĩa chè kho
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá sang trọng, cầu kỳ nhưng cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo cần thể hiện sự trang trọng, thành kính, tấm lòng thành của gia chủ trước vị thần cài quản đất đai và bếp núc của gia đình.
4. Hoá vàng mã cúng ông Công ông Táo đúng nhất
Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì việc hoá vàng mã cúng ông Công ông Táo vô cùng quan trọng. Vàng mã dùng để cúng ông Công ông Táo bao gồm: mũ áo, hia, tiền vàng… sẽ đốt đi vào ngày 23 tháng Chạp.
Quá trình cúng ông Công ông Táo phái được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời là trước khoảng 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Chính vì thế tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể cúng trước đó. Nhưng lưu ý cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp.
>>>>>Xem thêm: Tự chọn hướng kê giường ngủ tuổi Giáp Thân chính xác 100% không cần thầy phong thủy
5. Những điều kiêng kỵ quan trọng trong lễ cúng ông Công ông Táo
Để lễ cúng ông Công ông Táo được diễn ra trang nghiêm và thành kính gia chủ cẩn lưu ý những điều dưới đây:
- Gia chủ cần lau dọn ban thờ sạch sẽ, các đồ dùng để thờ cúng cần được rửa sạch, bày biện ngay ngắn và thay nước trong ly sạch sẽ, cẩn thận.
- Trước khi đọc văn khấn cúng ông Công ông Táo gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc kín đáo, nghiêm túc để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần.
- Cần đọc văn khấn với thái độ thành tâm, nghiêm túc, đọc to, rõ ràng, mạch lạc và tập trung.
- Chỉ nên báo cáo những việc tốt đẹp trong năm không nên xin cầu tài lộc, giàu có hay sung túc.
- Tuyệt đối không cúng ông Công ông Táo say 12h ngày 23 tháng Chạp.
- Gia chủ không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp cũng tuyệt đối không thả cá chép từ trên cao xuống.
- Ngoài ra gia chủ cần đặt bên cạnh bếp 1 cốc gạo và 3 nén hương.
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần tránh cúng những thức ăn có mùi hôi tanh, đặc biệt không cúng thịt trâu, thịt mèo, thịt dê, chó… Tất cả những lễ vật dùng cúng ông Công ông Táo cần đảm bảo sạch sẽ, thơm ngon.
Lễ cúng ông Công ông Táo về trời là một trong những phong tục truyền thống quan trọng của người Việt Nam vào những ngày Tết đến Xuân về.
Đây được coi là những thời khắc quan trọng mà các gia chủ mong muốn ông Táo trình bày với Ngọc Hoàng những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong muốn Ngọc Hoàng giúp đỡ để sang năm mới được thuận lợi, may mắn hơn.
Trên đây là cách sắp lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo từng phong tục địa phương.