Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

Bao sái là gì? Báo sái chính là nghi thức vệ sinh, lau dọn bát hương, bàn thờ tổ tiên trong ngày 23 tháng Chạp. Đây là nghi thức có ý nghĩa quan trọng trong văn hoá tâm linh, tôn giáo, góp phần thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên ở cõi âm.

Bạn đang đọc: Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

1. Bao sái là gì?

Nếu không tìm hiểu sâu về phong thuỷ, nhiều người sẽ không biết khái niệm bao sái là gì. Bao sái được hiểu là việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ, bát hương. Nghi thức này thường được thực hiện vào dịp cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Bên cạnh đó, việc lau dọn bàn thờ vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm cũng gọi là bao sái. Tuy nhiên, bao sái bàn thờ cuối năm có ý nghĩa quan trọng hơn.

Sau một năm cúng bái, bát hương sẽ bị đầy. Điều này ảnh hưởng đến gia đạo và làm cản trở quá trình lưu thông vận khí. Thực tế, khi bát nhang quá đầy, chân nhang cắm vào không tiếp xúc được với mặt tro, tàn hương rơi xuống dễ gây cháy, từ đó làm mất sự linh ứng trong quá trình thắp hương. Vì vậy, bao sái bát hương là việc làm cần thiết với mỗi gia đình.

Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

Bao sái là gì? Bao sái có nghĩa là vệ sinh bàn thờ, bát hương

2. Vật dụng và lễ vật bao sái bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên mà còn cho thấy nét văn hoá độc đáo của người Việt. Chủ nhà cần chuẩn bị một số vật dụng, lễ vật, từ đó quá trình bao sái diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và không phạm phải cõi âm.

2.1. Danh sách lễ vật và các vật dụng cần thiết

Để vệ sinh bàn thờ sạch sẽ, chủ nhà cần có một số vật dụng như chậu, khăn sạch, nước rửa. Ngoài ra, gia chủ cũng nên làm lễ xin phép thần linh, tổ tiên trước khi bao sái. Một số lễ vật cơ bản cần có bao gồm:

  • 1 đĩa hoa quả theo mùa

  • 2 lọ hoa 2 bên

  • 3 lễ tiền vàng

  • 3 chén rượu nhỏ

  • 1 khúc thịt

  • 1 đĩa xôi

  • 1 ấm trà

  • Bộ 5 chén nhỏ

  • 1 tách nước sôi để nguội

2.2. Các loại nước vệ sinh bàn thờ

Là khu vực linh thiêng, bàn thờ cần được vệ sinh, lau chùi bằng những loại nước riêng biệt. Điều này vừa làm sạch vết bẩn trên bát hương, bàn thờ, vừa tăng phước lành, tài lộc cho gia đình.

  • Nước ấm

Thay vì dùng nước lạnh, gia chủ nên sử dụng nước ấm để bao sái bàn thờ, bát hương. Bạn lấy chiếc khăn sạch cho vào chậu nước ấm. Sau đó vắt khô rồi lau bát nhang, bài vị và đồ thờ. Nếu có điều kiện, chủ nhà nên dùng khăn cho bát nhang và bài vị riêng, khăn cho đồ cúng riêng. Bên cạnh đó, chậu dùng để chứa nước lau bàn thờ phải được cất gọn, vệ sinh sạch sẽ. Bạn không nên dùng chậu tắm, khăn mặt để bao sái bàn thờ.

  • Nước ngũ vị hương tẩy uế

Nước ngũ vị hương dùng để khử mùi, tẩy uế bàn thờ khác với ngũ vị hương dùng trong nấu nướng. Loại nước này còn được biết đến với các tên gọi khác như nước phú quý, nước cầu an. Ngũ vị hương tẩy uế bao gồm đinh hương, quế, hồi, bạch đàn và gỗ vang.

Bạn có thể mua gói thảo dược ngũ vị về đun sôi lọc lấy nước hoặc mua nước đã đóng chai sẵn tại các cửa hàng. Nếu mua loại chưa nấu, gia chủ hãy đun với 1.5 lít nước. Sau khi sôi, bạn để ấm rồi lọc lấy nước trong.

Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

Nước ngũ vị hương tẩy uế là nước vệ sinh bàn thờ phổ biến

  • Rượu gừng

Không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe con người, rượu gừng còn được ứng dụng làm nước vệ sinh bàn thờ. Gừng và rượu đều có tính sát khuẩn cao, vừa làm sạch đồ thờ, vừa mang lại mùi thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, loại nước vệ sinh bàn thờ và bát hương này cũng mang đến sinh khí mới cho không gian phòng thờ.

Bạn có thể tự làm rượu gừng bằng cách chọn vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát rồi ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng. Sau đó, gia chủ lọc hỗn hợp và lấy nước trong. Kế tiếp, bạn pha phần nước này với nước ấm trước khi dùng để lau dọn bàn thờ.

Xem thêm: Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Hợp Phong Thủy Đem Về Nhiều Tài Lộc Cho Gia Chủ

3. Cách bao sái bàn thờ, bát hương đúng cách

Trong quá trình tìm hiểu bao sái là gì, chủ nhà cũng cần chú ý đến cách vệ sinh bàn thờ, bát hương. Nghi thức này cần được thực hiện chu đáo, tránh làm động đến cõi âm.

Người thực hiện nghi thức (thường là chủ nhà) phải tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục lịch sự. Sau khi đã sắp lễ bao sái bàn thờ Phật, bàn thờ Thần tài, bàn thờ gia tiên, gia chủ thắp 3 nén hương và bắt đầu đọc văn khấn.

Đọc xong văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ Phật, bàn thờ Thần tài và bàn thờ gia tiên, chủ nhà đợi cây nhang tàn khoảng 1/3 rồi di chuyển bát hương ra ngoài. Lúc này, gia chủ dùng nước, khăn đã chuẩn bị để làm sạch bàn thờ, tuyệt đối không vệ sinh khi vẫn còn bát hương trên bàn thờ.

Khi tỉa chân hương bát hương quan thần linh, gia chủ chỉ nên để lại 5 chân hương. Các bát hương khác chỉ cần để lại 3 chân hương. Phần chân nhang đã tỉa mang đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Ngoài ra, bạn cũng cần thêm tro mới cách miệng bát hương khoảng 1 – 2cm.

Trong quá trình lau chùi tượng Phật, bát hương, chủ nhà cần chú ý vệ sinh từ trên xuống dưới. Vệ sinh bàn thờ hằng ngày cũng cần thực hiện theo cách này để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính.

Sau khi quá trình vệ sinh bát hương được hoàn tất, đồ thờ và bát hương cần được đặt lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần thắp hương xin yên vị chân nhang, báo cáo con cháu đã xong việc, thỉnh ông bà tổ tiên về.

4. Văn khấn xin bao sái là gì

Văn khấn xin lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang là một trong những vấn đề quan trọng gia chủ cần biết khi tìm hiểu bao sái là gì. Nghi thức này được thực hiện trước và sau khi vệ sinh bàn thờ, tỉa chân nhang. Việc tự ý động chạm, lau dọn bàn thờ mà không có văn khấn được xem là mạo phạm, làm kinh động đến các chư vị thần linh.

Tìm hiểu thêm: Ngày giỗ còn gọi là ngày gì? Ý nghĩa ngày giỗ trong truyền thống Việt Nam

Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt
Văn khấn xin lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang là vấn đề gia chủ cần biết khi tìm hiểu bao sái là gì

Tham khảo văn khấn trước khi rút chân nhang tại đây

Tham khảo văn khấn sau khi rút chân nhang tại đây

Tham khảo văn khấn xin tỉa bát hương tại đây

Tham khảo văn khấn xin vệ sinh bát hương tại đây

5. Ai là người được bao sái bàn thờ, bát hương?

Nhiều người quan niệm rằng việc bao sái bàn thờ, bát hương phải phụ thuộc vào thầy phong thuỷ hoặc thầy cúng. Tuy nhiên, nghi thức này nên được thực hiện bởi chủ nhà. Việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ, bát hương chỉ cần xuất phát từ lòng thành kính, cái tâm của gia chủ là đủ.

Không chỉ vậy, nhiều người cũng tò mò đàn ông hay phụ nữ mới được vệ sinh bàn thờ, bát hương. Nhìn chung, nghi thức này nên được thực hiện bởi người đàn ông khỏe mạnh bởi đây là trụ cột của gia đình.

Nếu gia đình neo người, người phụ nữ hoàn toàn có thể vệ sinh bàn thờ, bát hương. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo thân thể sạch sẽ. Trong trường hợp đang đến kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ không nên bao sái bàn thờ.

Xem thêm: 5 Kiêng Kỵ Khi Đặt Bàn Thờ Gia Tiên: Tuyệt Đối Phải Nhớ, Tránh Rước Hoạ Về Nhà

6. Những điều kiêng kỵ khi bao sái là gì?

Khi tìm hiểu bao sái là gì, bạn đừng quên lưu lại một số điều kiêng kỵ. Theo quan niệm của người Việt, trưởng nam trong gia đình có trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên. Việc thờ cúng có 3 cấp bậc, bao gồm thờ Phật, thờ Thần và thờ gia tiên.

Một số vấn đề gia chủ cần chú ý khi bao sái bàn thờ, bát hương bao gồm:

  • Người thực hiện phải vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề

  • Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không nên thực hiện nghi thức này

  • Sau khi bốc bát hương, gia chủ phải đặt bát hương trên bàn thờ đã vệ sinh sạch sẽ

  • Có thể đặt tiền xu, tiền vàng trên bàn thờ, tránh đặt tiền thật bởi tiền thật khiến tổ tiên, thần linh khó trở về, đồng thời những lời thỉnh cầu của chủ nhà cũng không thể gửi đến tổ tiên, thần linh

  • Các vật dụng dùng khi lau dọn bàn thờ phải được bảo quản cẩn thận, không dùng cho mục đích khác

  • Hạn chế di chuyển, xê dịch bát hương bởi việc tùy tiện thay đổi vị trí có thể làm bát hương lệch sang hướng xấu

Bao sái là gì? Vệ sinh bát hương theo cách này nếu không muốn tổ tiên trách phạt

>>>>>Xem thêm: Người sinh 21/1 cung gì? Hóa ra yêu người cung này lại mệt mỏi tới vậy

Bạn cần lưu ý một số vấn đề khi vệ sinh bàn thờ, bát hương

7. Bao sai ban thờ đón Tết 2024 thời điểm nào?

Việc bao sái bàn thờ năm 2024 thời điểm tốt nhất là vào một trong bốn ngày sau đây sẽ mang lại nhiều cát lành cho gia đình:

  • 20/12 âm lịch (30/1 dương lịch)
  • 23/12 âm lịch (2/2 dương lịch)
  • 26/12 âm lich ( 5/2 dương lịch)
  • 28/12 âm lịch (7/2 dương lịch)

Trường hợp không thể thực hiện bao sái vào những ngày tốt kể thì có thể vệ sinh, lau dọn bát hương vào ngày Táo quân chầu trời (23 tháng chạp) hoặc bất kỳ ngày nào từ 20 – 30 tháng chạp âm lịch.

Chỉ cần 3 – 5 phút, bạn đã có thể tra cứu và tìm thấy lời giải cho câu hỏi “bao sái là gì”. Quá trình vệ sinh bàn thờ, bát hương cần được thực hiện chu đáo, tỉ mỉ để không mạo phạm đến các vị thần linh. Không chỉ vậy, điều này còn góp phần đem lại sự may mắn, bình an và sung túc cho cả gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *