Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Ngoài chuẩn bị mân cúng, việc đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng sao cho đúng, đầy đủ nhất để cầu tài lộc, bình an cho gia đạo cũng cần được đặc biệt lưu ý.
Bạn đang đọc: Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng truyền thống cầu bình an, tài lộc chuẩn nhất 2024
1. Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn
Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào cuối tuần, thứ 7 ngày 24/02/2024 Dương Lịch nên các gia đình có thể làm lễ cúng vào đúng ngày, quây quần bên nhau và ăn bữa cơm sum họp. Trong khi thực hiện cúng lễ, bạn cần chuẩn bị và biết cách đọc văn khấn cúng rằm tháng Giêng sao cho chuẩn nhất.
Sau đây là bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn truyền thống, đúng và đầy đủ nhất. Các bạn có thể tham khảo:
Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật !
Con xin kính lạy chín phương trời, con xin kính lạy mười phương đất, con xin kính lạy mười phương chư phật, chư phật mười phương !
Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ cùng chư vị tôn thần
Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con xin kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Ngài Bản Gia Táo Quân, Long Mạch Tài Thần
Con xin kính lạy Chúa Bà Bản Cảnh Xứ, Bà Chúa bản đất nơi đây
Con xin kính lạy các ngài ngũ phương, ngũ thổ, phúc đức chính thần
Con xin kính lạy ngài tiền chủ, hậu chủ, địa chủ tài thần
Con xin kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này!
Con xin kính lạy bà Tổ Cô!
Con xin kính lạy Bà Cô, Ông Mãnh!
Con xin kính lạy các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, cô gì tỉ muội, thúc bà đệ huynh, con xin kính lạy các cô bé cậu bé tại gia, các cô bé cậu bé đỏ và các vong linh nội ngoại !
Hôm nay là ngày
Tín chủ con là…Ngụ tại….cùng đồng gia môn quyến đẳng.
Nhân tiết ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài
Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch,
Tài thần.
Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô a di đà phật ! (3 lần)
2. Một số lưu ý khi đọc văn khấn cúng rằm tháng Giêng
Bên cạnh biết bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn truyền thống, đúng cách, bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý khi đọc để bày tỏ lòng thành với gia tiên, thần linh:
-
Trước khi làm mâm lễ cúng, đọc văn khấn thì bạn cần lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ.
-
Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng trước khi đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng.
-
Trước khi đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng, hãy thắp hương trước. Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
-
Khi làm lễ cúng và đọc vài văn khấn cúng rằm tháng Giêng, hãy chú ý đến quần áo. Bạn cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,…
-
Khi đọc văn, bạn cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh và gia tiên.
Xem Thêm: Ngày Rằm Tháng Giêng Là Ngày Nào Năm 2024? Giờ Đẹp Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng
3. Mâm cúng rằm tháng Giêng cần có gì?
Bên cạnh biết bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn truyền thống, chuẩn bị mâm lễ luôn là điều các gia đình quan tâm. Với ngày rằm tháng Giêng, việc cúng bái đúng, đầy đủ rất quan trọng. Như dân gian cũng có câu nói: “ Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng” hoặc “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.
Mâm cỗ rằm tháng Giêng không bắt buộc phải thịnh soạn, xa xỉ nhưng cần xuất phát trong tâm, phù hợp. Thông thường khi cúng rằm tháng Giêng, gia đình cần chuẩn bị 2 mâm cỗ:
-
Mâm cỗ chay dâng Phật gồm: hoa, quả, chè, xôi, các món đậu, bát xào, bánh trôi nước… Trong đó, cỗ chay cần đảm bảo sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng ngũ hành. Đặc biệt nên có món chè trôi nước – tượng trưng cho 1 năm bình an, tròn đầy, hạnh phúc.
-
Mâm cỗ mặn cúng chư vị thần linh, gia tiên gồm: 1 con gà luộc, thịt lợn luộc, 1 bát canh (măng, mọc, bóng,…), 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa nem; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc; 1 đĩa hoa quả; cùng hoa tươi, vàng mã, hương thơm, đèn nến, trầu cau, rượu, nước trắng.
Tìm hiểu thêm: Tuổi Ngọ hợp số mấy? Mọi sự như ý, phú quý phát tài với các con số này
4. Những việc nên làm vào ngày rằm tháng Giêng
Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn truyền thống, bạn cũng cần quan tâm 1 số việc nên làm vào ngày này để cầu cho 1 năm mới bình an.
-
Các gia đình cần lau dọn bàn thờ gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng.
-
Hoa tươi dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,…
-
Phóng sinh vào ngày rằm tháng Giêng: Các bạn có thể mua chim, mua cá, mua rùa để phóng sinh, cầu sức khoẻ và may mắn.
-
Ngày rằm tháng Giêng, các bạn nên đi chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường sau khi làm lễ tại nhà để giải trừ những tai ương, cầu nguyện an lành cho năm mới.
-
Vào ngày rằm tháng Giêng, bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồng. Điều này giúp rũ bỏ những phiền muộn năm cũ, đón 1 năm mới bình an.
>>>>>Xem thêm: 22/6 là ngày gì? Tổng hợp tất cả các sự kiện lịch sử quan trọng
Xem Thêm: Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào Tốt: 3 Khung Giờ Giúp Gia Chủ May Mắn Nguyên Năm
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn truyền thống là nghi thức không thể thiếu vào ngày lễ quan trọng đầu năm mới. Bởi vậy, nghi thức cúng rằm tháng Giêng cũng cần được các gia đình chuẩn bị tươm tắt và chỉn chu nhất để tỏ lòng thành kín với tổ tiên và cầu bình an, may mắn.