Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng không chỉ đơn thuần là một ngày trong lịch vạn niên mà còn mang theo một ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, gia đình và truyền thống của Việt Nam. Theo tục lệ truyền thống, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ dâng cúng tổ tiên với quan niệm cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam

1. Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam

Ngày Rằm tháng Giêng là ngày 15 trong tháng Giêng âm lịch. Rằm tháng Giêng còn có một số tên gọi khác như lễ Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu, Tết treo đèn, Tết Nguyên tịch,…

Theo lịch vạn niên, tháng Giêng là tháng đầu tiên trong năm âm lịch và cũng là tháng mà người Việt Nam tổ chức các hoạt động tâm linh và văn hóa đặc biệt. Ngày Rằm tháng Giêng không chỉ đơn thuần là một ngày trong lịch vạn niên mà còn mang theo một ý nghĩa sâu sắc trong hệ thống tín ngưỡng và tâm linh của người Phương Đông.

Theo tín ngưỡng của Đạo Giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan hay gọi với cái tên khác là Tam Nguyên (Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên). Các ngày lễ cúng Tam Nguyên sẽ bao gồm Rằm tháng Giêng (lễ Thượng Nguyên), Rằm tháng Bảy (lễ Trung Nguyên) và Rằm tháng 10 (lễ Hạ Nguyên).

Ngày Rằm tháng Giêng là ngày Thánh Đản (ngày vía) của đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) hay còn gọi là Thiên Quan nhất phẩm tử vi Đại Đế. Vị quan này là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, và quyết định họa phúc của nhân gian. Do đó, theo quan niệm của Đạo Giáo các ngày lễ Thượng Nguyên sẽ được Thiên Quan ban phước lành cho hạ giới.

Bởi vậy, người dân Việt Nam thường chọn ngày này để làm mâm cúng, lập đàn tế lễ, làm lễ “dâng sao giải hạn”,… để cầu nguyện cho một năm tiêu tai giải họa, an lạc và yên vui. Việc cúng Rằm tháng Giêng là một hành động tâm linh quan trọng.

Giới Phật tử và toàn thể dân chúng rất xem trọng ngày này. Nhiều nơi, người dân đi lễ chùa, nhiều nhà chùa làm lễ cầu an… Một số lễ hội đặc biệt được diễn ra trong Rằm tháng Giêng phải kể đến như lễ hội Yên Tử, lễ hội Phật Đản, lễ hội chùa Thầy.

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa thờ cúng và tâm linh của người dân Việt Nam

2. Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong gia đình và tình thân

Ngày Rằm tháng Giêng là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Mọi người sẽ cùng nhau cúng Rằm, thưởng thức những món ăn truyền thống và chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc cúng Rằm tháng Giêng không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn giúp gia đình thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn đối với tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thế hệ trẻ học hỏi và ghi nhớ những giá trị tuyệt vời về lối sống, công sức của gia đình, dòng họ.

Hơn nữa, ngày này đánh dấu cho việc kết thúc tháng “ăn chơi” của người dân sau dịp Tết Nguyên Đán để bắt đầu cho một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tìm hiểu thêm: Sinh ngày 19 tháng 6 là cung gì? Hé lộ vận mệnh năm 2024

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam
Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong gia đình và tình thân

3. Một số lưu ý khi cúng ngày Rằm tháng Giêng cho gia chủ rước phước lành, tiêu tai giải họa

  • Thời điểm lý tưởng nhất để dâng cúng Rằm tháng Giêng là vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều). Đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm được lòng thành, phúc đức cho gia chủ. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể làm lễ cúng vào khoảng thời gian từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

  • Trước khi làm lễ cúng, gia chủ nên dọn dẹp bàn thờ tỉ mỉ, cẩn thận, tuyệt đối không nên xê dịch bát hương. Gia chủ có thể thắp một nén nhang để xin tổ tiên cho phép lau dọn bàn thờ.

  • Theo quan niệm dân gian, số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, gia chủ chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén hương trong một lần thắp trên mỗi bát hương.

  • Để thần Phật chứng thực được lòng thành, gia chủ nên mua hoa quả tươi để dâng cúng, tuyệt đối không nên dùng hoa quả giả. Bạn có thể dùng hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng, hay quả cam, quả phật thủ, quả táo,…

  • Trước khi cúng gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề, khi khấn cần tịnh tâm, thành tâm và không cưới nói.

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng trong văn hóa và tâm thức của người Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Tuổi Tân Tỵ kết hôn năm nào sự nghiệp thăng tiến, tài lộc dồi dào?

Nắm được ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ nên lưu ý một số điều trước khi cúng để nhận được nhiều phước lành

Ý nghĩa của Ngày Rằm tháng Giêng mang đậm nét văn hóa, tâm linh và giá trị truyền thống dân tộc. Đây là dịp đê tưởng nhớ tổ tiên, sum họp gia đình và giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc. Việc duy trì và gìn giữ truyền thống Ngày Rằm tháng Giêng không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn tạo nên sự đoàn kết và phát triển cho đất nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *