Thần Tài là một trong những vị thần được thờ cúng rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy Thần Tài là ai? Liệu có bao nhiêu vị Thần Tài và tại sao lại phải thờ cúng vị thần này? Cùng Phtks.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Thần Tài là ai? Có bao nhiêu vị Thần Tài? Tại sao cần phải thờ Thần Tài?
1. Thần Tài là ai?
Trong văn hóa tín ngưỡng của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng có rất nhiều vị thần. Mỗi vị thần lại chịu trách nhiệm gánh vác, cai quản những phần khác nhau và Thần Tài cũng vậy. Dù được thờ phụng khá phổ biến, lại đặc biệt quan trọng với những người làm kinh doanh, buôn bán nhưng Thần Tài là ai thì lại là câu hỏi không nhiều người biết.
1.1. Thần Tài là ai?
Thần Tài là vị thần khá quen thuộc trong văn hóa của người Việt nói riêng và văn hóa của các nước phương Đông nói chung. Trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam, Thần Tài thường xuất hiện với hình ảnh là một nhân vật với gương mặt phúc hậu trong bộ đồ đỏ và cầm vàng thỏi.
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài chính là vị thần đem đến tài lộc, đem đến may mắn về tiền tài. Vì thế nên với những người kinh doanh, buôn bán, việc thờ cúng Thần Tài đã trở thành điều không thể thiếu.
1.2. Truyền thuyết về Thần Tài
Ngoài Thần Tài là ai thì truyền thuyết về Thần Tài cũng thu hút rất nhiều người quan tâm. Vốn là phong tục xuất phát từ Trung Quốc nên cũng có rất nhiều truyền thuyết và nhiều dị bản về vị thần này.
Phổ biến nhất là sự tích trong “Sưu Thần Ký” kể về lái buôn Âu Minh được Thủy Thần ban cho một người hầu tên Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về thì việc làm ăn của Âu Minh phất lên như diều gặp gió.
Tuy nhiên, vào ngày mùng 1 Tết vài năm sau, Âu Minh đánh như Nguyệt, khiến cô sợ hãi chui vào đống rác trong góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý điều này, quét nhà và vô tình hót cả đống rác có Như Nguyệt đổ đi. Cô cũng biến mất từ đó còn gia đình Âu Minh thì làm ăn thất bát và nghèo dần đi.
Vì thế nên người ta cho rằng Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ cúng. Mọi người cũng kiêng quét nhà từ ấy.
Ngoài ra, vì được thờ phụng ở nhiều quốc gia khác nhau nên cũng còn rất nhiều truyền thuyết về Thần Tài. Tuy nhiên đây đều là các điển tích, điển cố được lưu truyền lại chứ chưa được chứng thực.
1.3. Thần tài khác ông Địa thế nào?
Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần được thờ cúng phổ biến trong văn hóa Việt. Thậm chí, hai vị thần này còn thường được thờ cúng chung 1 ban nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Vậy Thần Tài khác Thổ Địa như thế nào?
Thần Tài thường được biết đến với hình ảnh một vị thần khoác trang phục “gấm nạm ngọc ngà”, cầm theo châu báu, vàng bạc… và đem lại may mắn, tài lộc. Còn Thổ Địa hay Thổ Công thì gắn liền với hình ảnh gần gũi, cười hả hê và có chiếc bụng phệ, tay cầm quạt nan. Thổ Địa cũng là vị thần chịu trách nhiệm canh giữ đất đai, ruộng vườn cho gia chủ.
2. Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Ngoài Thần Tài là ai thì số lượng vị thần này cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng quốc gia mà số lượng Thần Tài cũng có đôi chút khác biệt, cụ thể:
-
Trong văn hóa của người Trung Quốc
Trong văn hóa thờ cúng của người Trung Quốc có tới 9 vị Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên chỉ có 5 vị thần chính, tượng trưng cho các phương hướng lần lượt là Tài Bạch Tinh Quân (Triệu Công Minh) – hướng Bắc, Thiên Tài Tinh Quân (Sài Vinh) – hướng Nam, Trung Bân Tài Thần (Vương Hợi) – trung tâm, Tài Lộc Chân Quân (Tỷ Can) – hướng Đông và Quan Võ ở hướng Tây.
Ngoài ra còn 4 vị Thần Tài khác là Lưu Hải Thiềm, Đoan Mộc Tứ, Phạm Lãi và Lý Quỷ Tổ.
-
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam
Khác với Trung Quốc, Thần Tài trong văn hóa của người Việt được biết đến gồm 2 loại chính là văn Thần Tài và võ Thần Tài.
Văn Thần Tài gồm 2 vị thần là Lộc Tinh Quân và Bạch Tinh Quân, là 2 vị thần chịu trách nhiệm trông coi tiền bạc giúp gia chủ. Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với hình ảnh là một vị thần mặt trắng, phong thái oai phong lẫm liệt nhưng gương mặt vẫn vô cùng phúc hậu. Trong khi đó, Lộc Tinh Quân thường được xếp ngang hàng với 2 vị thần khác là Phúc và Thọ (làm nên bộ 3: Phúc – Lộc – Thọ thường thấy). Hai vị thần này tượng trưng cho may mắn, tài lộc và cả sự thăng tiến về công việc.
Tìm hiểu thêm: 199+ gợi ý đặt tên con họ Lâm ấn tượng, thu hút tài lộc cho bé yêu
Võ Thần Tài được thờ phụng chủ yếu hiện nay là Triệu Công Minh – vị thần với vẻ ngoài uy nghi, mặc chiến bào, đầu đội mũ vàng, cưỡi hổ và có bộ râu dài, rậm đặc trưng. Ngoài Triệu Công Minh thì Quan Công cũng là vị Thần Tài được thờ cúng khá nhiều trong văn hóa Việt. Khác với các Văn Thần Tài đem đến may mắn, tài lộc, các Võ Thần Tài được thờ cúng với mục đích trừ ma, hộ pháp, trấn công…
3. Tại sao cần phải thờ Thần Tài?
Thờ cúng Thần Tài từ lâu đã là nét văn hóa tín ngưỡng phổ biến đối với người Việt. Vì thế nên ngoài Thần Tài là ai thì việc tại sao cần phải thờ Thần Tài cũng là điều rất nhiều người quan tâm.
Mỗi vị thần được thờ cúng đều tượng trưng cho sự mong cầu về một vấn đề nào đó của con người và Thần Tài cũng không ngoại lệ. Việc thờ cúng vị thần này đem đến lợi ích rất lớn về tinh thần, nhất là trong việc cầu may mắn, tài lộc.
Thậm chí, ngày 10 tháng Giêng hàng năm còn được chọn làm ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, mọi người thường đi xin lộc hoặc mua vàng với mong muốn một năm may mắn, đủ đầy, nhất là đối với những ai làm kinh doanh, buôn bán.
Xem thêm:
Bài Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày, Mùng 1, Mùng 10, Ngày Rằm Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất
Ý Nghĩa Ngày Vía Thần Tài: Mua Ngay Thứ Này, Cả Năm Phát Đạt
4. Cách đặt bàn thờ Thần Tài
Không chỉ quan tâm Thần Tài là ai mà cách đặt bàn thờ Thần Tài cũng rất quan trọng. Nó có phần khác biệt so với các vị thần khác cũng như cách đặt bàn thờ thông thường.
Bàn thờ Thần Tài thường đặt dưới đất, ở một góc trong nhà hoặc ngay cửa ra vào, lưng kê sát tường. Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý một số điểm dưới đây:
-
Bàn thờ Thần Tài cần đặt ở nơi sáng sủa, có đủ ánh sáng và có thể lắp thêm các loại đèn trang trí.
-
Tránh đặt bàn thờ ở góc khuất vì theo quan niệm dân gian, đặt bàn thờ Thần Tài trong góc khuất sẽ không nghênh đón được may mắn, tiền bạc vào nhà.
-
Có thể thờ chung Thần Tài và Thổ Địa ở cùng 1 ban.
>>>>>Xem thêm: Chọn tuổi xông đất cho gia chủ tuổi Bính Tuất 2024 để cả năm sung túc
5. Cách cúng Thần tài
Cách cúng Thần Tài cũng khá đơn giản. Bạn có thể cúng vào khung giờ khoảng 6-7h sáng hoặc 6-7h tối. Tuy nhiên trước khi cúng cần lau dọn ban thờ sạch sẽ, thay nước và sửa lễ. Sau đó thắp 3 nén nhang rồi mới đọc văn khấn.
Dù không xuất phát từ Việt Nam nhưng việc thờ cúng Thần Tài từ lâu đã là nét văn hóa tín ngưỡng phổ biến với người Việt. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc có thể hiểu Thần Tài là ai, có bao nhiêu vị Thần Tài cũng như lý do tại sao lại thờ cúng vị thần này.