Ý nghĩa Tết Nguyên Đán rất đỗi nhân văn và sâu sắc đối với mỗi người dân Việt Nam. Tết mang đến bao niềm tin, hy vọng về một năm mới vạn sự như ý, Thần tài gõ cửa và đón tài lộc đầy nhà.
Bạn đang đọc: Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán: Là người Việt phải biết điều này
1. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán (còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất của mỗi người dân Việt Nam.
Tết không chỉ là niềm mong chờ, khao khát của những đứa trẻ để được diện quần áo mới, được ăn bánh mứt, được nhận lì xì mà nó còn còn là dịp để người lớn hướng về gia đình về cội nguồn bằng những tình cảm thiết tha và chân thành nhất.
Với lịch nghỉ khá dài nên Tết Nguyên Đán chính là khoảng thời gian lý tưởng để cả gia đình quây quần, nâng chén rượu để cùng nhau chào đón năm mới, trao cho nhau những lời chúc bình an và may mắn, tạm biệt những khó khăn xui xẻo của năm cũ để chờ đón những điều tốt đẹp nhất của năm Giáp Thìn.
2. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?
Tết Nguyên Đán được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm Âm lịch (01/01/2024). Thông thường, Tết Nguyên Đán thường muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng. Do quy luật cứ 3 năm sẽ nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ rơi vào trước ngày 21/1 Dương lịch và cũng không bao giờ sau ngày 19/02 Dương lịch.
Cụ thể, Tết Nguyên Đán rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Dịp Tết cổ truyền Việt Nam hằng năm thường kéo dài trong khoảng từ 7 đến 8 ngày cuối năm cũ cho đến 7 ngày đầu năm mới (tương ứng 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Năm 2024, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ sáu (tức ngày 09/02/2024 dương lịch), mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn là 10/02 dương lịch.
3. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Đến thời điểm hiện tại, câu hỏi Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu vẫn còn bỏ ngỏ bởi có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Có người nói, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam vào thời điểm 1000 năm Bắc thuộc. Theo đó, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp mà đã chia thời gian thành 24 tiết khí trong năm, ứng với mỗi tiết là một khắc “giao thừa”. Trong đó, “tiết” quan trọng nhất là Tiết Nguyên Đán, đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng mới.
Tuy nhiên theo như nội dung trong truyện “Bánh chưng bánh dày” thì Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ thời Vua Hùng thứ 6, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.
Hay như có tài liệu đã ghi, Khổng Tử từng viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Người Man ở đây chính là người Việt. Theo bút tích của Khổng Tử có thể suy luận rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ chính người Việt Nam.
Mặc dù có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên Đán thế nhưng dù nguồn gốc có bắt nguồn từ đâu thì trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đây vẫn là Tết cổ truyền dân tộc. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán chiếm vị trí quan trọng mà không có một dịp lễ nào có thể thay thế được.
Xem thêm: Mùng 1 Tết Nên Làm Gì: Những Điều Cần Biết Để Rước Tấn Tài, Tấn Tộc Vào Nhà
4. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán không phải ai cũng biết
Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền là vô cùng quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị tâm linh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng điểm qua một số ý nghĩa Tết Nguyên Đán mang lại để dù cho bản thân có bận rộn cỡ nào thì bạn cũng sẽ gác lại mọi việc để trở về bên gia đình, về bên mẹ cha, bạn bè và những người thân thương.
4.1. Tết Nguyên Đán – thời khắc giao thoa của đất, trời, thần linh và con người
Đêm 30 Tết, khi những tiếng pháo vang lên chính là lúc Giao thừa đã điểm, một mùa xuân mới đã về, con người và vạn vật cùng hân hoan chào đón. Năm cũ qua đi sẽ kéo theo những muộn phiền, để lại niềm vui cũng những kế hoạch trong năm mới. Tết Nguyên Đán đã bắt đầu cũng chính là khoảnh khắc thiêng liêng của sự giao thoa giữa trời – đất, thần linh – con người. Đây chính ý nghĩa Tết Nguyên Đán mang lại cho vạn vật và con người.
Từ “Tết” trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Thông thường, trước thời khắc chào đón năm mới, mọi nhà đều thành tâm chuẩn bị một mâm cỗ cúng, mâm cỗ ấy trước tiên là gửi tới Thần Nông, Thổ địa, ông Công, ông Táo, sau đó là gửi tới những người thân trong gia đình đã khuất,… cảm tạ bề trên đã luôn phù hộ, gia độ cho cả gia đình và cầu mong các Ngài thần linh, thổ địa cùng ông bà tổ tiên phù hộ cho năm mới làm ăn suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.
4.2. Tết Nguyên Đán là dịp để tri ân đấng sinh thành
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán sẽ trở nên vẹn tròn khi vào dịp này bạn nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ. Tết đến, bạn đừng quên gửi những lời chúc tốt đẹp và bình an đến bố mẹ – những người vui sau niềm vui của ta, lo trước những nỗi lo của ta, người có thể vì ta mà vất vả bon chen ngoài xã hội, người cũng vì ta mà có thể hy sinh cả thân mình.
Ngoài những lời chúc ý nghĩa, hãy dành tặng bố mẹ món quà nhỏ để tỏ lòng biết ơn và thể hiện tình cảm của bậc làm con. Bộ áo dài cho mẹ, chiếc áo len cho bố, hay một bức tranh gia đình… sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn hướng bàn làm việc tuổi Nhâm Tý chuẩn phong thủy
4.3. Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán còn thể hiện ở tấm lòng thành kính, luôn hướng về cội nguồn. Vào những ngày Tết, con cháu trong nhà sẽ cùng nhau chuẩn bị và dâng lên bàn thờ mâm cơm với nhiều món ngon được chế biến cầu kỳ, cẩn thận, mâm ngũ quả với đầy đủ sắc màu được lựa chọn những quả ngon nhất, đẹp nhất để dâng lên ông bà tổ tiên.
Trong suốt 3 ngày Tết, hương trên bàn thờ gia tiên luôn cháy bởi dân gian ta quan niệm vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu. Người ta thường nói, mùi hương ngày Tết thật khác biệt, thơm đến lạ lùng, chỉ ngửi thôi đã biết đây là mùi Tết.
4.4. Tết mở ra năm mới với những hy vọng và thành công
Đêm 30 Tết, người người nhà nhà sẽ thành tâm sắm sửa lễ vật và mang lên chùa lễ tạ, cầu phúc, cầu bình an, may mắn cho đại gia đình trong năm mới.
Người xưa quan niệm rằng, Tết đến mọi thứ đều trở nên mới mẻ, mặc cho năm cũ có nhiều chuyện buồn, gặp nhiều thất bại, nhưng chỉ cần Tết đến là sẽ xua đuổi đi những điều xấu của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới.
Đây chính là lý do để vào dịp đầu năm mới mọi người thường bắt đầu với những dự định, kế hoạch đã ấp ủ, với hy vọng nhờ vào vận khí tốt của năm mới để khởi nghiệp. Đây cũng chính là một trong những ý nghĩa Tết Nguyên Đán mang lại với mọi người.
4.5. Tết Nguyên Đán là biểu tượng cho may mắn
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán còn được thể hiện ở những biểu tượng mang ý nghĩa may mắn và hy vọng:
-
Màu sắc: Nhắc đến màu đỏ, người ta sẽ nghĩ ngay đến màu của Tết. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng và sung túc. Từ trang phục cho đến đồ dùng hay cách trang trí nhà cửa, tông màu chủ đạo được lựa chọn trong những ngày Tết đó là màu đò.
-
Hoa đào: Đây là loài hoa đặc trưng trong ngày Tết của miền Bắc. Khi dọc các con đường bày bán đào hồng, đào đỏ, đào phai nghĩa là Tết đã sắp đến. Loại hoa này được ưa chuộng trong ngày Tết bởi nó tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, phú quý và tràn đầy sức sống mới.
-
Hoa mai: Nếu người miền Bắc có hoa đào thì người miền Nam có hoa mai. Những bông hoa mai màu vàng tươi, tượng trưng cho sự may mắn, phú quý, thịnh vượng và trường thọ.
-
Phong bao lì xì: Phong bao lì xì là món quà truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết. Giá trị của phong bao có thể không lớn nhưng nó sẽ mang lại sự may mắn, tài lộc và sung túc cho người được nhận.
4.6. Tết Nguyên đán là thời điểm thích hợp quây quần bên nhau
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán cũng được thể hiện bằng việc cả gia đình quây quần bên nhau. Kỳ nghỉ dài trong dịp Tết sẽ là khoảng thời gian được nhiều người mong ngóng để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, gửi đến nhau những lời chúc năm mới bình an, vạn sự như ý.
4.7. Tết Nguyên Đán gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán không chỉ dừng lại ở việc quây quần bên gia đình, mở ra những cơ hội và may mắn mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc cần được gìn giữ và phát huy.
Xem thêm: Mùng 1 Tết Kiêng Gì? Không Nên Làm Điều Này Kẻo Gặp Tai Họa, Xui Rủi Cả Năm
5. Những kiêng kỵ cần nhớ trong ngày Tết Nguyên Đán
Hiểu rõ những ý nghĩa Tết Nguyên Đán mang lại sẽ giúp bạn trân trọng hơn mỗi dịp Tết đến xuân về. Để ngày Tết trở nên trọn vẹn hơn, theo quan niệm của người xưa, 3 ngày đầu năm mới (mùng 1,2, 3 Tết) sẽ quyết định vận hạn của cả gia đình trong suốt một năm. Vì vậy, cần phải lưu ý những điều kiêng kỵ không nên làm ngày Tết để cả năm được bình an, may mắn, tài lộc đầy nhà.
-
Kiêng quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1 Tết: Ông bà ta dạy rằng, quét nhà và đổ rác vào ngày mùng 1 Tết chẳng khác gì đang quét hết tài lộc, may mắn trong năm mới ra khỏi nhà.
-
Tránh làm vỡ đồ vật trong 3 ngày Tết: Đổ vỡ đồ vật là điềm báo cho những điều không tốt sẽ xảy ra.
-
Vay tiền, đòi tiền đầu năm: Một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết đa số mọi người đều tránh đó là vay tiền, đòi nợ. Nếu vay tiền đầu năm sẽ khiến cả năm làm ăn thất bát, luôn trong tình trạng nợ nần. Nếu cho người khác mượn tiền sẽ làm cho tiền bạc bị phát tán, mất lộc, chẳng khác gì đang “dâng” vận may của mình cho người khác.
-
Nói điều xui xẻo: Mỗi lời nói vào những ngày Tết đều phải rất thận trọng, tránh nói những điều xui xẻo, bởi những lời này có thể sẽ ám vào cuộc sống và gia đình bạn.
-
Không mặc quần áo đen, trắng ngày Tết: Trắng, đen là hai gam màu lạnh, tượng trưng cho những điều không tốt, thậm chí mang không khí tang thương. Trong ngày Tết, nên ưu tiên chọn những bộ trang phục màu đỏ tượng trưng cho may mắn hoặc màu vàng để thu hút tài lộc.
-
Không nên cho lửa hoặc nước đầu năm: Lửa tượng trưng cho những điều may mắn và nước được ví như dòng chảy tài lộc trong gia đình. Đầu năm nên tuyệt đối không cho người khác xin lửa và nước.
-
Không đóng cửa nhà vào ngày Tết: Theo phong thủy, cửa chính là nơi chào đón thần linh, đóng cửa tức là cản bước chân, bất kính với thần linh, có thể khiến gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng thiếu.
-
Không cắt tóc hay cắt móng tay ngày đầu năm: Theo quan niệm dân gian, việc cắt tóc hay cắt móng tay trong những ngày đầu năm mới sẽ mang lại điềm xui rủi.
>>>>>Xem thêm: Xem tử vi tuổi Tân Hợi 1971 cho nam, nữ mạng- Chi tiết tử vi trọn đời từ A-Z
Tết là vậy, ồn ào, náo nhiệt, đầy niềm vui và mong chờ. Niềm vui ngày Tết sẽ càng trở nên trọn vẹn hơn khi bạn hiểu hết về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Đán, những điều nên và không nên làm để năm mới trở nên trọn vẹn và thành công hơn.