Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa mâm cỗ trung thu? Cứ vào Rằm tháng Tám âm, mọi người lại háo hức, quây quần bên những mâm cỗ trung thu chỉnh chu và đầy màu sắc. Việc chuẩn bị mâm cỗ thể hiện gia chủ mong cầu về sự bình an và may mắn. Mỗi thức quả, thức quà đều tạo nên một tầng ý nghĩa riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa mâm cỗ này nhé.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

1. Ý nghĩa mâm cỗ trung thu

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu gắng liền với ngày Tết trung thu truyền thống. Có thể nói Tết trung thu là ngày được tất cả các bạn thiếu nhi chờ đón nhất trong năm. Vào ngày này, các em được phá cỗ và rước đèn. Ngoài ra, Tết trung thu còn được gọi với các tên thân thuộc “Tết đoàn viên”, Tết của mọi nhà, là ngày mà tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng ăn bánh, uống trà và trò chuyện.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Mâm cỗ trung thu thể hiện cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa

Từ xưa đến nay, Tết trung thu được tổ chức vào ngày 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám) hàng năm. Cứ mỗi dịp Tết trung thu về, các gia đình đều háo hức chuẩn bị những mâm cỗ thật đủ đầy, trước là cúng tổ tiên ông bà, trời đất, để cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi. Sau đó, tất cả sẽ cùng nhau phá cỗ, rước đèn.

Các mâm cỗ trung thu thường được trang trí cực kỳ đẹp mắt, đầy đủ màu sắc và trạng thái từ quả xanh đến chín tự nhiên, đảm bảo sự cân bằng âm dương. Mỗi loại quả hay một thức quà bánh trên mâm cỗ đều tượng trưng cho một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Để hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa mâm cỗ trung thu, ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

>>>Xem thêm: Tết Trung Thu Ngày Rằm Tháng 8: Con Giáp Nào Đắc Lộc Vào Ngày Này?

2. Mâm cỗ trung thu gồm những gì?

Khi biết được ý nghĩa mâm cỗ trung thu, chúng ta cần phải biết mâm cỗ này nên có gì để đủ đầy, trọn vẹn. Tết trung thu được xem là lễ hội truyền thống lớn trong năm theo văn hóa Việt. Đặc biệt, Tết trung thu không thể nào thiếu mâm cỗ trung thu cùng những chiếc đèn rực rỡ. Tuy mỗi miền sẽ có cách bày biện, trang trí mâm cỗ khác nhau nhưng về cơ bản vẫn phải đầy đủ các thành phần cốt lõi như bánh trung thu, hoa quả tươi…

2.1. Bánh trung thu

Khi nhắc đến ý nghĩa mâm cỗ trung thu thì không thể nào thiếu hình ảnh quen thuộc của chiếc bánh trung thu, loại bánh từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt mỗi dịp tháng Tám âm lịch tới gần. Chiếc bánh mang hương vị ngọt ngào cùng hình dạng tròn đầy, tượng trưng cho một mong ước về cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Trong đó hai loại bánh dẻo và bánh nướng được xem là phổ biến nhất, thể hiện cho lời cảm tạ trời đất về một năm tốt lành, bình an, mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi. Trong đó:

  • Bánh dẻo với lớp vỏ màu trắng trong, tượng trưng cho vầng trăng sáng tròn trong đêm rằm. Đây chính là biểu tượng của sự sum vầy, đoàn viên, hội ngộ.

  • Bánh nướng với nhân thập cẩm ngọt ngào bên trong, bao quanh là lớp vỏ bánh được làm rất kỳ công. Vì vậy, mâm cỗ trung thu có bánh nướng sẽ phần nào đó thể hiện được đầy đủ ý nghĩa mâm cỗ trung thu. Đó là ý nghĩa về sự đoàn kết, cùng đùm bọc, chở che cho nhau, để vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách.

Trước đây, bánh trung thu chỉ có 2 loại nhân truyền thống là thập cẩm và đậu xanh. Hình dáng cũng rất đơn giản, chỉ là vuông, tròn hoặc hình con lợn, con cá. Ngày nay, chiếc bánh trung thu được biến tấu, phá cách. Nhân bánh có nhiều vị hơn như hạt sen, khoai môn, trà xanh… Hình dáng cũng được trang trí bắt mắt, nhiều hoa văn sinh động hơn.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Bánh trung thu tượng trưng cho ước mong cuộc sống viên mãn

2.2. Đèn truyền thống

Bạn có thể bắt gặp rất nhiều gian hàng vỉa hè bày bán đèn trung thu mỗi dịp Tết trung thu về. Cùng với mâm cỗ trung thu, chiếc đèn lồng thường sẽ được trang trí ngay bên cạnh để đem lại không khí đặc trưng riêng cho ngày lễ này. Các em nhỏ sẽ rước đèn trước hoặc sau khi phá cỗ. Mỗi chiếc đèn thể hiện ý nghĩa đặc biệt:

  • Đèn ông sao với 5 cánh 5 màu đại diện cho Ngũ hành, hình tròn ở giữa tượng trưng cho mặt trăng quy tụ trong hội trăng rằm. Những chiếc đèn thể hiện mong ước về sự bình an, may mắn khi nhắc về ý nghĩa mâm cỗ trung thu.

  • Đèn cá chép gắn liền với hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng, tượng trưng cho sự kiên trì vượt qua mọi thử thách, cầu mong con cháu học hành giỏi giang.

  • Đèn kéo quân thể hiện cho tình yêu thương và lòng hiếu thảo.

  • Đèn con cóc tượng trưng cho ý muốn cầu cho mưa thuận gió hòa.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Đèn ông sao với 5 cánh đại diện cho ngũ hành

2.3. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả trong đêm Rằm tháng Tám thường không thể thiếu sự hiện diện của:

  • Bưởi: Thể hiện sự cầu mong may mắn, bình an đến với tất cả các thành viên. Ngoài ra, bưởi còn là biểu tượng cho sự sung túc, đong đầy.

  • Hồng: Tượng trưng cho niềm hy vọng, sức sống tươi mới.

  • Lựu: Tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, con cháu đề huề.

  • Na: Thể hiện nguyện ước trường thọ.

Bên cạnh đó, một số loại quả phổ biến khác thường được bày trí trong mâm cỗ trung thu như thanh long, chuối, đu đủ… Tất cả các loại quả này đều phải được chọn lọc kỹ càng, tạo nên sự phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng cho mâm cỗ ngày Tết trung thu.

3. Cách bày trí mâm cỗ trung thu chuẩn theo vùng miền

Khi đã biết ý nghĩa mâm cỗ trung thu thì bạn nên tìm hiểu cách bài trí đúng chuẩn cho mâm cỗ này. Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng. Điều đó cũng thể hiện qua cách bày trí mâm cỗ trung thu.

3.1. Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc

Tìm hiểu thêm: Mách bạn 20+ lời chúc Tết người yêu siêu ngọt ngào và lãng mạn

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn
Mâm cỗ trung thu miền Bắc khá cầu kỳ và bắt mắt

Tiết trời miền Bắc vào tháng 8 bước qua thu mát mẻ. Không khí trung thu thường tràn về từ những ngày đầu tháng 8 và cũng là thời điểm mà người dân bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho đêm Tết trung thu.

Mâm cỗ trung thu trong văn hóa miền Bắc được bày biện rất tinh tế, cầu kỳ với nhiều loại quà bánh, hoa quả đặc trưng mà các vùng khác thường không có, như hồng chín, cốm xanh, trà ướp sen… Bên cạnh đó, Tết trung thu miền Bắc còn là ngày cực kỳ quan trọng với các em thiếu nhi. Vì vậy, mâm cỗ thường được trang trí bắt mắt với chó bưởi, lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo với nhiều hình khác nhau.

3.2. Mâm cỗ Trung Thu miền Trung

Không được đủ đầy và cầu kỳ như miền Bắc, mâm cỗ trung thu miền Trung có phần đơn giản hơn bởi đặc tính khí hậu khắc nghiệt. Chủ yếu ý nghĩa mâm cỗ trung thu là lòng thành kính dân lên tổ tiên và cầu mong cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

Tuy vậy, mâm cỗ trung thu ở miền Trung cũng khá đầy đủ các thành phần cơ bản như bánh nướng, mâm ngũ quả, đèn truyền thống. Cùng với đó là các trò chơi hấp dẫn, các hoạt động ngoài trời như lễ hội đèn lồng, lễ hội hoa đăng… vừa mang đến cho các bé thế giới huyền ảo như trong cổ tích, vừa để lại ấn tượng khó phai trong lòng người lớn.

3.3. Mâm cỗ Trung Thu miền Nam

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

Mâm cỗ trung thu miền Nam với mong ước cầu vừa đủ xài sung sướng

Người miền Nam coi trung thu là ngày Tết đoàn viên. Mâm cỗ trung thu của người miền Nam cũng có bánh nướng, bánh dẻo và mâm ngũ quả. Sự khác biệt so với miền Bắc và miền Trung chính là ở từng thức quả. Ở miền Nam, các loại quả đặc trưng là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung, thể hiện cho ước nguyện đủ đầy, sung túc.

Ngoài ra, còn có thêm quả dứa làm chân đế mâm ngũ quả, tượng trưng cho sự bền vững, chắc chắn, ước mong gia đình đông con cháu. Bên cạnh đó, mâm cỗ trung thu miền Nam còn có nhiều hoạt động đặc sắc như trình diễn hoa đăng, múa lân sư rồng…

4. Nguồn gốc của Tết trung thu

Khi tìm hiểu ý nghĩa mâm cỗ trung thu chắc hẵn nhiều gia đình sẽ quan tâm đến nguồn gốc của ngày Tết này. Hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đã đi sâu vào ký ức tuổi thơ của mỗi người. Sự tích kể rằng vào ngày Rằm tháng Tám, vua ngọc hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh. Chị Hằng đã xuống trần gian để dạo chơi vô tình gặp chú Cuội.

Chú Cuội là người nổi tiếng giỏi nấu ăn. Vì vậy, người trong vùng, nhất là trẻ con vô cùng yêu thích. Biết được điều đó, chị Hằng đã nhờ chú Cuội làm 1 chiếc bánh thật ngon, mang về tâu lên Ngọc Hoàng rồi được ban thưởng. Sau này, mọi người gọi đó là chiếc bánh trung thu.

Về phần chú Cuội, do lưu luyến chị Hằng nên Cuội theo chị lên trời. Được vài hôm thì nhớ nhà, Cuội ta ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng mà khóc. Đó là lý do vì sao trăng sáng vằng vặc vào ngày Rằm tháng Tám. Hàng năm cứ vào ngày này, chú Cuội và chị Hằng được phép xuống trần gian vui đùa với các bạn nhỏ.

5. Cách trang trí mâm cỗ trung thu bằng hoa quả

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu không chỉ thể hiện qua các loại quả, loại bánh trung thu mà còn qua cách tạo hình trang trí, biến tấu từng loại trái cây thành những con vật đáng yêu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

5.1. Chó bưởi

Nguyên liệu: 3 quả bưởi, 1 củ cà rốt thái mỏng, 1 quả dưa hấu thuôn dài, 1 quả táo và 3 quả nho đen.

  • Bước 1: Vạt phần đầu quả dưa hấu và táo rồi nối chúng với nhau bằng tăm hay que nhọn, để tạo đầu và thân.
  • Bước 2: Cắt lớp dưới của quả dưa để tạo sự thăng bằng, cố định.
  • Bước 3: Gọt vỏ và bóc bưởi thành từng múi. Xòe múi bưởi ra sao cho tép bưởi vẫn dính trên vỏ.
  • Bước 4: Ghim múi bưởi vào thân quả dưa và quả táo bằng tăm nhọn, sao cho phủ kín hết toàn bộ để tạo phần lông.
  • Bước 5: Ghim 3 quả nho trên quả táo để tạo 2 mắt và mũi. Lát cà rốt ghim ở dưới phần mũi để tạo hình lưỡi thè ra.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu: Chuẩn bị mâm cổ chỉn chu để cầu bình an, may mắn

>>>>>Xem thêm: 13/4 là ngày gì? Những sự kiện lịch sử đặc biệt trong ngày 13/4

Cách làm chó bưởi lông xù đáng yêu để trang trí mâm cỗ trung thu​​

5.2. Làm con nhím với quả nho

Nguyên liệu: 1 chùm nho xanh, 1 quả lê thuôn dài, 1 quả nho đen, 1 quả việt quất.

Cách làm:

  • Bước 1: Gọt vỏ nửa quả lê (phần đầu nhỏ). Dùng tăm gắn nho xanh kín phần chưa gọt vỏ.
  • Bước 2: Ghim 1 quả nho đen ở phần đầu nhọn của quả lê để tạo mũi. Cắt đôi 1 quả việt quất và ghim lên phần lê gọt vỏ để làm mắt.

Tương tự, bạn có thể dùng các loại nho màu khác để tạo nên những chú nhím đáng yêu nhiều màu sắc.

>>> Xem thêm: Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu: Ý Nguyện Cầu Hòa, An, Đủ Của Người Việt

6. Cách trang trí mâm cỗ trung thu cho học sinh

Tết trung thu còn được gọi là Tết thiếu nhi. Vì vậy, bạn có thể trang trí mâm cỗ trung thu cho học sinh cấp mầm non hoặc tiểu học với nhiều loại bánh kẹo ngọt để trẻ con được thỏa thích phá cỗ. Cách trang trí rất đơn giản:

  • Bạn để phần hoa quả như hồng, chuối, táo, nho, ổi, bưởi, dưa hấu… ở giữa mâm cỗ.

  • Xung quanh hoa quả là các loại bánh ngọt, thạch, kẹo, bỏng ngô…

  • Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các loại đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân, tiến sĩ giấy… để tạo thêm sự hấp dẫn và thú vị cho mâm cỗ này.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ ý nghĩa mâm cỗ trung thu ngày Rằm tháng Tám. Đó là đại diện cho lòng thành kính và lời cầu nguyện về một năm mới bình an, may mắn. Tết trung thu không chỉ là Tết của thiếu nhi mà còn là dịp để tất cả chúng ta hướng về gia đình, cội nguồn. Nắm được những điều này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về mâm cỗ trung thu cũng như cách trang trí để ngày Tết trung thu thêm trọn vẹn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *