Vua Hùng có thật không? Theo những gì còn lại của sử sách, 18 đời vua Hùng là có thật. Tuy nhiên, vì mốc thời gian đã hàng nghìn năm trước, nên xoay quanh vấn đề này vẫn có rất nhiều huyền thoại.
Bạn đang đọc: Vua Hùng có thật không? Bí ẩn 18 đời Vua Hùng trong lịch sử Việt
1. Vua Hùng có thật không?
Vua Hùng có thật không? Có lẽ mỗi người Việt đều đã từng nghe đến và biết đến Vua Hùng – vị vua mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên Vua Hùng có thật không thì không phải ai cũng biết.
Hầu hết người Việt đều tin rằng vua Hùng là nhân vật huyền thoại. Nhiều người còn nhầm tưởng Hùng Vương thứ nhất chính là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ (qua truyền thuyết Trăm trứng trăm con).
Tuy nhiên, Đức Thủy tổ của người Việt chính là Kinh Dương Vương. Đây mới chính là Hùng Vương thứ nhất. Ông là một nhân vật truyền thuyết.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, lên ngôi vua từ năm 2897 TCN, đặt tên nước là Xích Quỷ. Sau đó Kinh Dương Vương lấy Thần Long và sinh ra Lạc Long Quân.
Về sau, Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh ra 100 người con. 50 người con theo mẹ Âu Cơ về biển còn 50 người con theo cha Lạc Long Quân lên núi.
Sau đó, người con cả lên làm vua, xưng là Hùng Vương, tên nước được đặt là Văn Lang, tiếp nối truyền thống cha truyền con nối, triều đại vua Hùng kéo dài hơn 2000 năm lịch sử. Kỳ thực thì đến đời này, tên gọi Hùng Vương mới chính thức ra đời. Tuy nhiên, khi nói đến 18 đời vua Hùng, sử sách đều có liệt kê 2 đời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.
Thời đại Vua Hùng kết thúc khi nhà Tần (Trung Quốc bây giờ) mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Khi đó Hùng Vương thứ 18 đã liên kết cùng Thục Phán – chủ quản tộc Âu Việt, để đánh nhà Tần. Chiến tranh thắng lợi sau 10 năm. Hùng Vương thoái vị, Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc.
Vậy vua Hùng có thật không? Trong những gì mà sách sử còn ghi lại, thì triều đại Văn Lang là có thật. Và tư liệu này cũng trùng với sử sách của Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa là Hùng Vương có thật. Tuy nhiên, vì quá xa xưa nên có nhiều hạn chế trong ghi chép, vì vậy Hùng Vương vẫn là những bí ẩn và các câu chuyện xoay quanh vua Hùng phần lớn đều được thêu dệt.
2. Lịch sử dựng nước của Vua Hùng
Bây giờ, đã có thể khẳng định vua Hùng có thật không. Vậy dưới thời các vua Hùng Vương, nước ta sẽ như thế nào?
2.1. Bộ máy hành chính nhà nước Văn Lang
Lãnh thổ của nước Văn Lang chủ yếu tập trung ở vùng trung du và hạ du khu vực Sông Hồng, sông Mã. Dưới vua sẽ là các tướng võ, tướng văn. Tướng võ là Lạc tướng, tướng văn là Lạc hầu.
Theo An Nam Chí Nguyên, tổ chức hành chính của nhà nước Văn Lang được mô tả khá chi tiết. Đất nước lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ. Lúc bấy giờ đã có ruộng nương, dân theo nước triều lên xuống mà tiến hành khai khẩn và làm ruộng. Người dân gọi là Lạc dân. Thống trị lạc dân là Lạc vương. Người giúp việc cho Lạc vương là Lạc tướng. Người dân đất ấy mộc mạc, thuần hậu, truyền đời 18 chi và chưa có chữ nghĩa.
2.2. Văn hóa và lãnh thổ
Lãnh thổ của nhà nước Văn Lang được chép lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư khá chi tiết. Phía Bắc thì giáp với hồ Động Đình. Phía Nam thì giáp với nước Chiêm Thành, tức là địa phận Quảng Nam ngày nay. Phía Đông thì giáp với biển Nam Hải (biển Đông ngày nay) và phía Tây giáp với Ba Thục.
Vua Hùng đã chia nước ra làm 15 bộ, bắt đầu có tôn ti trật tự, có đạo lý luân thường, có tôi trung có con hiếu. Dân và vua đều cùng nhau cày bừa, lên rừng săn thú xuống suối đánh cá, đời sống chan hòa ấm êm.
Ban đầu, phải lấy vỏ cây để làm áo mặc. Vũ khí và nông cụ thô sơ, chủ yếu từ gỗ cây. Thời này đã bắt đầu có lễ thành hôn, có tục ma chay nhưng sử sách ghi chép lại cũng không thực sự rõ ràng.
Tìm hiểu thêm: Thả cá phóng sanh có ý nghĩa gì? Tích lũy phước đức con cháu hưởng 3 đời không hết
3. 18 vị vua Hùng Vương là ai?
Vua Hùng có thật không? Theo sử sách cũng như theo truyền thuyết, có 18 đời vua Hùng. Các vị vua này đều là hậu duệ của Kinh Dương Vương. Vậy 18 vị vua Hùng Vương là ai?
3.1. Những con số cho thấy sự hoang đường về 18 vị vua Hùng
Theo những gì sách sử chép lại, thời đại của các vua Hùng kéo dài đến 2000 năm. Một số nguồn tin từ Ngọc Phả sót lại, con số chính xác là 2622 năm. Như vậy, nếu trải qua 18 đời vua, thì mỗi đời trung bình 145 năm tuổi. Tính cả giai đoạn trước khi nối ngôi thì các vua Hùng sẽ có tuổi thọ trên dưới 200 năm!
Như vậy, các triều vua Hùng không thể chỉ có 18 vị vua. Vì vào thời ấy, tuổi thọ của con người cao lắm cũng chỉ ở mức 50 tuổi.
Vì sự hoang đường này, người đời sau cũng có một số lý giải. Có thể không phải 18 đời vua mà 18 ngành vua. Mỗi ngành vua như vậy sẽ trên dưới mười người kế vị. Như vậy, tính tổng sẽ có khoảng 180 đời vua và trung bình mỗi vị vua sẽ trị vì khoảng 15 năm.
Trên thực tế, việc xác định thời đại vua Hùng tồn tại 2000 năm chỉ đơn thuần là truyền thuyết. Còn có một luồng ý kiến khác, cho rằng 18 đời vua Hùng chỉ kéo dài vài trăm năm. Như vậy thì lịch sử nước Việt thay vì 4000 năm sẽ giảm xuống còn chưa được 3000 năm. Và tất nhiên, không người Việt “con Rồng cháu Tiên” nào lại có thể chấp nhận điều này. Chúng ta tin rằng, lịch sử nước ta đã tồn tại 4000 năm.
Vì vậy, dù vấn đề vua Hùng có thật không có luận theo thực tế quá hoang đường nhưng nó lại hợp lý trong bối cảnh mà người Việt tin vào những huyền thoại, những truyền thuyết về thuở cha ông khai sinh lập địa. Chuyện vua Hùng có thật không cũng không còn thực sự quan trọng khi mà người Việt tin tưởng mình chính là dòng dõi tiên rồng.
3.2. 18 vị vua Hùng Vương là ai theo sử sách?
1. Kinh Dương Vương: 2879 – 2794 TCN (85 năm)
Kinh Dương Vương là nhân vật trong truyền thuyết và chính là ông Tổ của người Việt. Ông cũng là người sáng lập nhà nước đầu tiên, đưa người Việt bước ra khỏi thời kỳ nguyên thủy.
2. Hùng Hiền Vương: 2793 – 2525 TCN (268 năm)
Hùng Hiền Vương tức là Lạc Long Quân. Và trong 18 đời vua Hùng, đây là vị vua nổi tiếng nhất, vị vua được xem là vị Thần, khai sinh dòng giống Bách Việt cũng như định vị lãnh thổ nước Văn Lang thời cổ đại.
Lạc Long Quân đã có nhân duyên trời định với Âu Cơ – một người vợ gốc Tiên. Sau khi sinh được 100 người con, nòi giống người Bách Việt chính thức được hình thành. Do đó, người Việt tự nhận mình là con rồng cháu tiên cũng từ huyền thoại trăm trứng trăm con này.
3. Hùng Lân Vương: 2524 – 2253 TCN
4. Hùng Hoa Vương: 2254 – 1913 TCN (342 năm)
5. Hùng Hy Vương: 1912 – 1713 TCN (200 năm)
6. Hùng Hồn Vương: 1712 – 1632 TCN (81 năm)
7. Hùng Chiêu Vương: 1631 – 1432 TCN (200 năm)
8. Hùng Vỹ Vương: 1331 – 1252 TCN (80 năm)
9. Hùng Định Vương: 1331 – 1252 TCN (80 năm)
10. Hùng Uy Vương: 1251 – 1162 TCN (90 năm)
11. Hùng Trinh Vương: 1161 – 1055 TCN (107 năm)
12. Hùng Vũ Vương: 1054 – 969 TCN (86 năm)
13. Hùng Việt Vương: 968 – 854 TCN (115 năm)
14. Hùng Anh Vương: 853 đến 755 TCN (94 năm)
15. Hùng Triệu Vương: 754 – 661 TCN (94 năm)
16. Hùng Tạo Vương: 660 – 569 TCN (92 năm)
Vào thời vua Hùng thứ 16, Trống Đồng Đông Sơn đã được phát minh ra. Không những thế, thời kỳ này cũng ghi nhận sự phát triển vượt bậc trong canh tác nông nghiệp của nhà nước Văn Lang. Đó chính là ruộng đã phát triển hệ thống tưới tiêu với kênh và đê rất phức tạp.
17. Hùng Nghị Vương: 568 – 409 TCN (160 năm)
Nhắc đến đời vua Hùng này, nhiều người sẽ nhớ đến sự tích Mai An Tiêm và quả dưa hấu đỏ. Mai An Tiêm chính là con nuôi của Hùng Nghị Vương, vì câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” khi được vua ban thưởng mà bị các quan ganh ghét tâu lên triều. Nhà vua cho rằng Tiêm phạm thượng với mình nên đã đày ải chàng ra ngoài đảo hoang.
Sau một thời gian ở ngoài hoang đảo, An Tiêm phát hiện ra hạt giống của quả dưa hấu rồi tiến hành trồng và lấy quả thả trôi ra biển. Về sau có thuyền buôn ghé đến hỏi mua dưa để đem về đất liền bán. Về sau vua Hùng thương nhớ, lại được ăn quả dưa An Tiêm trồng nên cho người ra đón trở về.
18. Hùng Duệ Vương: 408 – 258 TCN (150 năm)
Câu chuyện của Hùng Duệ Vương, vị vua hùng thứ 18 cũng đầy huyền thoại. Tương truyền ông có 3 người con gái: Tiên Dung (gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử), Ngọc Hoa (chính là nàng Mỵ nương trong câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh).
4. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch: Ngày để nhớ về cội nguồn!
Theo dòng chảy của lịch sử, nhân dân ta ngay từ ngày đầu tranh dựng nước đã phải gắn liền với việc giữ nước. Lòng yêu nước của dân tộc Việt đã được khởi nguồn từ các vua Hùng, bất chấp các nhà viết sử vẫn tranh cãi vua Hùng có thật không. Trong suốt 400 năm qua, tinh thần ấy vẫn vẹn nguyên. Cùng với đó, những giá trị văn hóa cũng đã được lưu truyền, gìn giữ và phát huy đến ngày nay.
Chính vì vậy, vào 10/3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là ngày để con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc, về hồn thiêng sông núi.
>>>>>Xem thêm: Sinh ngày 19 tháng 6 là cung gì? Hé lộ vận mệnh năm 2024
Ngày nay, đền thờ Vua Hùng được lập ở khu di tích lịch sử Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ. Ngoài ra, ở một số tỉnh thành cũng có lập đền thờ các vị vua này. Đến ngày giỗ Tổ, người dân nô nức đến thắp hương, mong cầu sức khỏe, bình an, mong cầu cho đất nước thịnh trị thái bình.
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc vua Hùng có thật không. Đây là một vấn đề rất rộng và cần nhiều giấy mực hơn để bàn tới. Tuy nhiên, có thể khẳng định dù có thật hay không, đó cũng là một giai thoại đẹp trong lịch sử hình thành và phát triển của nước Việt mà bất cứ người nước Nam nào cũng tin tưởng, cũng hướng về.
Xem thêm:
- Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Ngày Mấy? Biết Ngày Này Để Không Bỏ Lỡ Hoạt Động Ấn Tượng
- Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết Về Phong Tục Tập Quán Việt Nam