Trong thế giới tâm linh, câu hỏi về 5 vị Phật tối cao gồm những ai luôn khiến chúng ta tò mò và tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc. Mỗi một vị Phật là một biểu tượng về sự thức tỉnh, đại diện cho một khía cạnh độc đáo của lòng từ bi và hiểu biết sâu rộng về bản chất thực sự của thế giới.
Bạn đang đọc: 5 vị Phật tối cao gồm những ai? Hóa ra lâu nay 90% mọi người không biết vị này
1. 5 vị Phật tối cao là gì?
Tên gọi chính xác là Ngũ Phương Phật, bên cạnh đó mọi người còn gọi với cái tên khác là Ngũ Trí Phật, Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phật hoặc Ngũ Thiền Định Phật. Nhìn chung, những tên gọi này đều được dùng để gọi 5 vị Phật tối cao trong tín ngưỡng Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông Tây Tạng.
Theo kinh sách thì 5 vị Phật tối cao được chia ra ở 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Còn vị Phật còn lại ngự ở vị trí trung tâm, mỗi một vị Phật sẽ khai mở một con đường để người tu học đạt tới cảnh giới Niết Bàn và Vô Ngã. Người tu hành học hỏi theo hạnh nguyện của Ngũ Phương Phật sẽ được Ngũ Phương Phật tiếp dẫn tới thế giới của các Ngài.
>>> Xem thêm: Vỡ gương có sao không? Cách hóa giải khi làm vỡ gương để không gặp xui xẻo
2. 5 vị Phật tối cao gồm những ai?
Nếu bạn chưa biết 5 vị Phật tối cao gồm những ai thì hãy ghi nhớ Ngũ Phương Phật có 5 vị Phật tối cao là Vairocana, Akshobhya, Ratnasambhava, Amitabha và Amoghasiddhi. Mỗi một vị sẽ trụ tại một hướng trong cõi Tịnh Độ, thế giới tốt đẹp nhất dành cho các bậc chân tu. Gồm hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm. Trong Ngũ Thiền Định Phật, mỗi một vị sẽ đại diện cho một loại trí tuệ cũng như một loại pháp khí linh thiêng khác nhau.
2.1. Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana)
Vị Phật này còn được gọi với cái tên khác Đại Nhật Như Lai. Ngài là chủ tôn của Ngũ Phương Phật, tọa lạc ở vị trí trung tâm trong cõi Tịnh độ. Phật Tỳ Lô Giá Na đại diện cho trí tuệ Toàn Hảo, ánh sáng của trí tuệ tinh khiết.
Hình ảnh của Ngài được miêu tả với dáng ngồi tọa thiền trên tòa sen được đỡ bởi 8 con sư tử, thân tỏa ra ánh sáng màu trắng, còn hai tay kết ấn Chuyển Pháp Luân. Ánh sáng từ Ngài tỏa ra có thể giúp chúng sanh suy nghĩ thông suốt, tìm ra con đường để thoát khỏi cám dỗ, tội lỗi, thành tựu chánh quả trong quá trình tu hành.
2.2. Đức A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)
Tên gọi khác của Ngài là Bất Động Phật, đây là vị giáo chủ Nước Phật Diệu Lạc (Abhirati). Ngài trụ trì ở phía Đông cõi Tịnh độ của 5 vị Phật tối cao. Hồi còn là một vị Bồ Tát, Ngài nguyện mình sẽ không nổi tâm sân giận với chúng sanh, dù là những loài nhỏ bé như côn trùng.
Khi Đức Phật thọ ký, Ngài được đặt tên là A Súc (ý nghĩa là không sân hận). Đức A Súc Bệ Như Lai đại diện cho trí tuệ Đại Viên Cảnh Trí, Ngài có thể diệt trừ toàn bộ sân hận trong tâm của con người. Hình ảnh của Ngài được miêu tả bằng màu xanh dương đậm, tọa thiền trên bảo tòa do 8 con voi nâng đỡ. Với tay phải kết ấn Xúc địa còn tay trái đặt trong tư thế thiền định.
2.3. Đức Phật A Di Đà (Amitabha)
Tại Việt Nam, đây là vị Phật quen thuộc nhất thường được chúng sanh khấn niệm trong 5 vị Phật tối cao. Ngài là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) – hướng Tây của cõi Tịnh Độ. Đức Phật A Di Đà đại diện có trí tuệ Diệu Quang Sát Trí. Đi theo ánh sáng của Ngài, chúng sanh có thể buông bỏ tham ái, ham muốn bức bối tâm can khiến bản thân đau khổ. Hình ảnh Ngài được miêu tả an tọa trên bảo tòa được 8 Khổng tước nâng đỡ. Thân Ngài tỏa ra sắc đỏ, hai tay trong tư thế thiền định cùng nhiều trang sức Báo thân.
Tìm hiểu thêm: Căn duyên tiền định tuổi Mậu Ngọ: Lấy nhầm con giáp này khó thoát cảnh nghèo
2.4. Đức Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava)
Trong 5 vị Phật tối cao thì Đức Bảo Sinh Như Lai là vị Phật trụ tại Shrimat (Nước Phật giáo Vinh Diệu) – hướng Nam của cõi Tịnh Độ. Ngài còn có cái tên khác Bảo Tướng Như Lai bởi Ngài đại diện cho trí tuệ Bình Đẳng Tính Trí. Pháp khí đại diện là Vòng Nguyệt Luân.
Ngài nguyện rằng chúng sanh không phân biệt giới tính hay giàu nghèo. Do đó Đức Bảo Sinh Như Lai luôn trân quý chúng sanh giống nhau. Hình ảnh Ngài được miêu tả ngồi thiền trong tòa sen được nâng đỡ bởi 8 con ngựa, toàn thân tỏa ra sắc vàng. Tay trái trong tư thế thiền định, còn tay phải bắt ấn Thí vô úy.
>>> Xem thêm: Hạn Địa Võng là gì? 3 nguyên tắc sống còn để giảm Nghiệp, thêm Phước
2.5. Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi)
Đây là giáo chủ của Karma Sampat (Nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu) – hướng Bắc trong cõi Tịnh Độ của Ngũ Phương Phật. Ngài có tên gọi khác là Bất Không Thành Tựu Như Lai, Ngài đại diện cho trí tuệ Thành Sở Tác Trí. Pháp khí của Ngài là Chày Kim Cương Kép.
Hình ảnh Ngài được miêu tả trong tư thế ngồi thiền trên tòa sen được nâng đỡ bởi 8 con Mệnh lệnh điểu. Toàn thân Ngài tỏa ra màu xanh lục đẹp đẽ, đại diện cho sự bình an, yên tĩnh, không sợ hãi. Tay trái Ngài trong tư thế thiền định, còn tay phải kết ấn Xúc địa, trên người trang hoàng các trang sức Báo thân.
>>>>>Xem thêm: Cung Song Tử hợp màu gì? May mắn gõ cửa nếu biết chọn những màu tương hợp này
Hy vọng nội dung vừa được chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu chính xác về Ngũ Phương Phật – 5 vị Phật tối cao trong cõi Tịnh Độ. Hơn nữa, bạn đã biết được những lời dạy, sự thức tỉnh và sự hiểu biết vượt ra ngoài giới hạn. Những vị Phật này với sự hiện diện đã giúp chúng ta nhìn sâu vào bản chất của cuộc sống và thế giới xung quanh. Các vị Phật là nguồn cảm hứng để chúng ta theo đuổi con đường của lòng từ bi, sự thấu hiểu và hạnh phúc đích thực.